Hang Tùng Bá - Vẻ đẹp tiềm ẩn
Cách trung tâm thị xã Hà Giang hơn 10 km hướng về phía đông bắc, hang Tùng Bá nằm ở thôn Hồng Tiến (xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên). Hang xuất lộ ngang triền núi, cách mặt thung lũng khoảng 10 mét, như miệng rồng, tạo nên vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên và khoác lên màu huyền bí của núi đang chờ đợi được đánh thức.
Hang Tùng Bá có nơi rộng tới 25m với chiều dài khoảng 890m. Hang có hai tầng và có mạch nước ngầm chảy ra dưới chân núi trước cửa hang. Xung quanh hang là quần thể núi đá vôi trùng điệp bao quanh một thung lũng rộng trù phú. Dọc thung lũng có nhiều khe nước với nhiều hang động nhỏ khác và đều quay về hướng thung lũng. Hang Tùng Bá gồm một hệ thống lớn nhỏ thông với nhau, hành lang chính có các cửa thoát và giếng trời.
< Ấn tượng trước vẻ đẹp của những nhũ đá, măn đá trong hang.
Hệ nhũ đá, măng đá rất đa dạng và nhiều màu sắc. Thời gian phát triển để lại nhiều dấu vết thành vách hang. Trong hang có nhiều cột nhũ đá to và đẹp thẳng đứng nối đáy lên tận nóc hang. Đôi chỗ có giếng nước trong mát và yên tĩnh. Do có nhiều cửa thông nên có một số sinh vật ở bên ngoài vào trú ngụ trong hang như trăn, rùa, côn trùng…
Nét nổi trội của hang Tùng Bá là những dấu ấn của môi trường địa chất trải dài suốt quá trình hình thành hang, còn hằn rõ trên từng hình dạng mặt cắt dọc và ngang hang. Dạng vòm điển hình cho dòng ngầm đầy ắp nước chảy trong hang đá ít bị nứt nẻ. Dạng vòm chữ A đột nhiên nhắc bổng trần hang cao vút lên. Nhiều vết tích dòng ngầm mạnh đến nỗi trên nóc, vách, đáy còn hằn sâu từng luồng nước xiết và xoáy. Hiện tượng “ruộng bậc thang” để lại trên nền hang đã hạ thấp xuống tốc độ dòng chảy giảm nhưng thay đổi theo mùa.
< Dòng nước đầu nguồn dẫn đến hang Tùng Bá.
Một đặc thù hiếm có nữa là ngoài các nhũ đá muôn hình muôn vẻ ra còn có những sản phẩm cộng sinh, còn bám chặt vào thành vách, trần và đáy hang, từng mảng cuội kết, cát kết, từng mảng vật chất lấp nhét di chuyển từ ngoài vào một cách khéo léo cùng với hàm lượng ôxit sắt cao làm rực lên màu đỏ tươi quyến rũ.
Hiện hang Tùng Bá đã có đường nhựa vào tận nơi, phía Đông có rừng nguyên sinh gồm 40 ha, có động vật hoang dã sinh sống như Voọc mũi hếch thuộc vùng bảo tồn Quốc gia. Làng xóm phân bố đẹp hợp lý cùng với những ngôi nhà sàn, chiếm khoảng 80% nhà ở, có 4 dân tộc anh em cùng sinh sống gồm: Tày, Dao, Mông, Kinh; phân bố đồng đều trên 5 thôn. Trong đó, dân tộc Tày chiếm đa số. Tại nơi đây cũng là nơi sinh hoạt văn hóa phong phú như hát Then, hát Cọi, hát Quan làng đây có thể phát triển du lịch làng văn hoá dân tộc.
< Cảnh sắc thiên nhiên gần hang.
Đến với Tùng Bá còn có nét văn hoá ẩm thực rất phong phú, mang đậm màu sắc của dân tộc và điều đó được thể hiện rõ nhất trong lễ hội với những món ăn như: Xôi 3 màu (đen, vàng, đỏ); cơm lam; bánh cốm nhân cá chép; cá lam ống nứa; cá nướng; vịt bầu; rượu thóc…
Đây sẽ là phần quan trọng bổ trợ góp phần vào phát triển hang du lịch Tùng Bá. Đặc biệt còn có nhiều hang khác phụ trợ tạo thành mảng du lịch hang của địa phương như hang Thẳm Khẩu, Bó Miền, Bó Lót. Hang Tùng Bá cách thị xã Hà Giang không xa, rất thuận lợi cho việc nghỉ ngơi cuối tuần, chính nơi đây học sinh thường xuyên đến tham quan du lịch trong những ngày nghỉ nhất là vào dịp hè. Tại hang, ngày xưa đã từng diễn ra những hoạt động vui chơi vào những dịp lễ hội như đánh yến, đánh quay, còn. Không những thế những năm tháng chiến tranh hang Tùng Bá còn là nơi trú ẩn của nhân dân trong làng.
< Vooc mũi hếch.
Hang Tùng Bá đã, đang thật sự trở thành điểm hẹn cho du khách muốn khám phá và du lịch sinh thái, du khách sẽ được thoả sức vươn vai hít căng lồng ngực bầu không khí trong lành ở trên đỉnh núi và ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên, nhìn mây trời nhẹ nhàng “ôm ngực núi” mỗi độ chiều về như nỗi nhớ mong, như lòng chung thuỷ của người dân tộc nơi đây vậy.
Các con suối như những con “rồng” nhỏ uốn lượn phân chia địa thế, hình thành cụm dân cư và tạo thế vững cho vùng đất nơi đây, hơn nữa đó còn là nét vẽ “sơn thuỷ hữu tình” tô điểm cho bức tranh Tùng Bá, tạo ấn tượng không thể quên cho du khách khi đến nơi đây.
Hang Tùng Bá có nơi rộng tới 25m với chiều dài khoảng 890m. Hang có hai tầng và có mạch nước ngầm chảy ra dưới chân núi trước cửa hang. Xung quanh hang là quần thể núi đá vôi trùng điệp bao quanh một thung lũng rộng trù phú. Dọc thung lũng có nhiều khe nước với nhiều hang động nhỏ khác và đều quay về hướng thung lũng. Hang Tùng Bá gồm một hệ thống lớn nhỏ thông với nhau, hành lang chính có các cửa thoát và giếng trời.
< Ấn tượng trước vẻ đẹp của những nhũ đá, măn đá trong hang.
Hệ nhũ đá, măng đá rất đa dạng và nhiều màu sắc. Thời gian phát triển để lại nhiều dấu vết thành vách hang. Trong hang có nhiều cột nhũ đá to và đẹp thẳng đứng nối đáy lên tận nóc hang. Đôi chỗ có giếng nước trong mát và yên tĩnh. Do có nhiều cửa thông nên có một số sinh vật ở bên ngoài vào trú ngụ trong hang như trăn, rùa, côn trùng…
Nét nổi trội của hang Tùng Bá là những dấu ấn của môi trường địa chất trải dài suốt quá trình hình thành hang, còn hằn rõ trên từng hình dạng mặt cắt dọc và ngang hang. Dạng vòm điển hình cho dòng ngầm đầy ắp nước chảy trong hang đá ít bị nứt nẻ. Dạng vòm chữ A đột nhiên nhắc bổng trần hang cao vút lên. Nhiều vết tích dòng ngầm mạnh đến nỗi trên nóc, vách, đáy còn hằn sâu từng luồng nước xiết và xoáy. Hiện tượng “ruộng bậc thang” để lại trên nền hang đã hạ thấp xuống tốc độ dòng chảy giảm nhưng thay đổi theo mùa.
< Dòng nước đầu nguồn dẫn đến hang Tùng Bá.
Một đặc thù hiếm có nữa là ngoài các nhũ đá muôn hình muôn vẻ ra còn có những sản phẩm cộng sinh, còn bám chặt vào thành vách, trần và đáy hang, từng mảng cuội kết, cát kết, từng mảng vật chất lấp nhét di chuyển từ ngoài vào một cách khéo léo cùng với hàm lượng ôxit sắt cao làm rực lên màu đỏ tươi quyến rũ.
Hiện hang Tùng Bá đã có đường nhựa vào tận nơi, phía Đông có rừng nguyên sinh gồm 40 ha, có động vật hoang dã sinh sống như Voọc mũi hếch thuộc vùng bảo tồn Quốc gia. Làng xóm phân bố đẹp hợp lý cùng với những ngôi nhà sàn, chiếm khoảng 80% nhà ở, có 4 dân tộc anh em cùng sinh sống gồm: Tày, Dao, Mông, Kinh; phân bố đồng đều trên 5 thôn. Trong đó, dân tộc Tày chiếm đa số. Tại nơi đây cũng là nơi sinh hoạt văn hóa phong phú như hát Then, hát Cọi, hát Quan làng đây có thể phát triển du lịch làng văn hoá dân tộc.
< Cảnh sắc thiên nhiên gần hang.
Đến với Tùng Bá còn có nét văn hoá ẩm thực rất phong phú, mang đậm màu sắc của dân tộc và điều đó được thể hiện rõ nhất trong lễ hội với những món ăn như: Xôi 3 màu (đen, vàng, đỏ); cơm lam; bánh cốm nhân cá chép; cá lam ống nứa; cá nướng; vịt bầu; rượu thóc…
Đây sẽ là phần quan trọng bổ trợ góp phần vào phát triển hang du lịch Tùng Bá. Đặc biệt còn có nhiều hang khác phụ trợ tạo thành mảng du lịch hang của địa phương như hang Thẳm Khẩu, Bó Miền, Bó Lót. Hang Tùng Bá cách thị xã Hà Giang không xa, rất thuận lợi cho việc nghỉ ngơi cuối tuần, chính nơi đây học sinh thường xuyên đến tham quan du lịch trong những ngày nghỉ nhất là vào dịp hè. Tại hang, ngày xưa đã từng diễn ra những hoạt động vui chơi vào những dịp lễ hội như đánh yến, đánh quay, còn. Không những thế những năm tháng chiến tranh hang Tùng Bá còn là nơi trú ẩn của nhân dân trong làng.
< Vooc mũi hếch.
Hang Tùng Bá đã, đang thật sự trở thành điểm hẹn cho du khách muốn khám phá và du lịch sinh thái, du khách sẽ được thoả sức vươn vai hít căng lồng ngực bầu không khí trong lành ở trên đỉnh núi và ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên, nhìn mây trời nhẹ nhàng “ôm ngực núi” mỗi độ chiều về như nỗi nhớ mong, như lòng chung thuỷ của người dân tộc nơi đây vậy.
Các con suối như những con “rồng” nhỏ uốn lượn phân chia địa thế, hình thành cụm dân cư và tạo thế vững cho vùng đất nơi đây, hơn nữa đó còn là nét vẽ “sơn thuỷ hữu tình” tô điểm cho bức tranh Tùng Bá, tạo ấn tượng không thể quên cho du khách khi đến nơi đây.
Post a Comment