Lạc bước mê say tại thung lũng Kho Mường
Kho Mường là một thung lũng hoang sơ thuộc vùng đệm của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa chưa đầy 150km.
< Những nếp nhà của người Thái ở Kho Mường.
Chúng tôi đến với Kho Mường vào một buổi sáng đẹp trời, băng qua gần chục cây số đường nhựa phẳng lỳ từ cầu La Hán đến ngã ba Thành Lâm, rẽ sang con đường dẫn về Thành Sơn là hành trình xuyên rừng, vượt núi. Nằm giữa một vùng thiên nhiên hoang sơ, hang Kho Mường gợi cho người ta cảm giác nơi đây giống một vùng đất còn yên ngủ, một hang động bí hiểm bị bỏ quên.
< Bản Kho Mường thấp thoáng sau rừng cây.
Đường vào Kho Mường là những con đường ngoằn ngoèo, một bên là vách núi, một bên là vực sâu với những thửa ruộng bậc thang xanh mướt hay đồi núi chập chùng. Cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp vừa có chút khó khăn, hiểm trở nơi đây là cung đường yêu thích của dân “phượt”.
< Guồng nước đưa nước vào các thửa ruộng.
Men qua vách đá trơn trượt, thách thức, du khách sẽ càng ngây ngất, choáng ngợp trước những khối đá vôi sừng sững, có lẽ tuổi đời phải hàng triệu triệu năm của hang Kho Mường.
Lòng hang rộng tới hơn 2,5km, với rất nhiều ngóc ngách ăn sâu vào lòng đất. Dò dẫm trong khoảng tối huyền bí, trầm mình trong hơi lạnh tỏa ra từ đá, lắng nghe tiếng nước rỏ xuống từ những nhũ đá như từ xa xăm vọng về, càng cảm thấy mỗi bước chân mình càng thêm hứng thú.
< Cửa hang Dơi.
Độc đáo nhất là “hang bạc”, gồm những nhũ đá lấp lánh ánh bạc. Khi ánh đèn quét qua, những khối nhũ đá lớn ánh lên muôn vàn ánh bạc kỳ diệu.
Du khách cứ nối đuôi nhau bước đi trên những lối mòn hẹp và ẩm, thưởng thức sự kỳ diệu của tạo hóa trong yên lặng vì một vài tiếng động có thể đánh thức lũ dơi cùng những loài chim quý đang làm tổ gần đó.
< Đường vào hang Dơi.
Nhìn từ trên cao, Kho Mường hiện ra với vẻ đẹp đơn sơ, bình dị của những xóm nhà sàn nằm sát chân núi. Đa số lợp mái rơm, mái cọ với chuồng trâu bò ở dưới, còn người ngủ phía trên như truyền thống từ ngàn đời.
Phía trước các ngôi nhà sàn là những thửa ruộng bậc thang thoai thoải. Bao quanh thung lũng là những cánh rừng già nguyên sinh hoang sơ như ôm ấp, bảo vệ xóm làng.
< Đường vào bản quanh co uốn khúc.
Kho Mường là khu vực được thiên nhiên ưu đãi, mùa hè thì mát rượi, mùa đông thì ấm áp.
Kho Mường là bản làng của người Thái trắng còn giữ được nhiều nét bản sắc truyền thống. Trong làng này chỉ có vài gia đình làm dịch vụ du lịch sinh thái. Những ngôi nhà sàn xinh xắn, sạch sẽ, gọn gàng luôn sẵn sàng đón khách bốn mùa.
< Thạch nhũ trong hang với nhiều hình thù kỳ dị.
Chủ nhân của những ngôi nhà sàn ấy đều vui vẻ và thân thiện với du khách như người nhà. Trong nhà, chăn đệm ngăn nắp, bếp nấu gọn gàng, nồi chảo sạch sẽ treo thành hàng ngoài hiên, đường đi, dốc đứng sạch sẽ.
Ghé thăm Kho Mường, trú tại bất cứ nhà dân nào, bạn sẽ được chiêu đãi những món ăn rất đặc trưng của núi rừng như cơm lam, nộm hoa chuối rừng, canh đắng, rượu ngô, xôi hấp, gà nướng chấm mắc khén và thịt vịt luộc.
Vào thứ Năm và Chủ nhật còn diễn ra chợ phiên Phố Đoàn, nơi trao đổi mua bán những sản vật vùng cao rất thú vị của đất và người với các mặt hàng tự cung tự cấp như thổ cẩm, rượu cần, rau rừng, côn trùng, hoa quả tươi…
Ngoài ra, du khách sẽ được hòa mình vào cuộc sống của bản cao, thưởng thức những điệu múa sạp, múa xòe cùng những cô gái Thái môi thắm má hồng.
< Những nếp nhà của người Thái ở Kho Mường.
Chúng tôi đến với Kho Mường vào một buổi sáng đẹp trời, băng qua gần chục cây số đường nhựa phẳng lỳ từ cầu La Hán đến ngã ba Thành Lâm, rẽ sang con đường dẫn về Thành Sơn là hành trình xuyên rừng, vượt núi. Nằm giữa một vùng thiên nhiên hoang sơ, hang Kho Mường gợi cho người ta cảm giác nơi đây giống một vùng đất còn yên ngủ, một hang động bí hiểm bị bỏ quên.
< Bản Kho Mường thấp thoáng sau rừng cây.
Đường vào Kho Mường là những con đường ngoằn ngoèo, một bên là vách núi, một bên là vực sâu với những thửa ruộng bậc thang xanh mướt hay đồi núi chập chùng. Cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp vừa có chút khó khăn, hiểm trở nơi đây là cung đường yêu thích của dân “phượt”.
< Guồng nước đưa nước vào các thửa ruộng.
Men qua vách đá trơn trượt, thách thức, du khách sẽ càng ngây ngất, choáng ngợp trước những khối đá vôi sừng sững, có lẽ tuổi đời phải hàng triệu triệu năm của hang Kho Mường.
Lòng hang rộng tới hơn 2,5km, với rất nhiều ngóc ngách ăn sâu vào lòng đất. Dò dẫm trong khoảng tối huyền bí, trầm mình trong hơi lạnh tỏa ra từ đá, lắng nghe tiếng nước rỏ xuống từ những nhũ đá như từ xa xăm vọng về, càng cảm thấy mỗi bước chân mình càng thêm hứng thú.
< Cửa hang Dơi.
Độc đáo nhất là “hang bạc”, gồm những nhũ đá lấp lánh ánh bạc. Khi ánh đèn quét qua, những khối nhũ đá lớn ánh lên muôn vàn ánh bạc kỳ diệu.
Du khách cứ nối đuôi nhau bước đi trên những lối mòn hẹp và ẩm, thưởng thức sự kỳ diệu của tạo hóa trong yên lặng vì một vài tiếng động có thể đánh thức lũ dơi cùng những loài chim quý đang làm tổ gần đó.
< Đường vào hang Dơi.
Nhìn từ trên cao, Kho Mường hiện ra với vẻ đẹp đơn sơ, bình dị của những xóm nhà sàn nằm sát chân núi. Đa số lợp mái rơm, mái cọ với chuồng trâu bò ở dưới, còn người ngủ phía trên như truyền thống từ ngàn đời.
Phía trước các ngôi nhà sàn là những thửa ruộng bậc thang thoai thoải. Bao quanh thung lũng là những cánh rừng già nguyên sinh hoang sơ như ôm ấp, bảo vệ xóm làng.
< Đường vào bản quanh co uốn khúc.
Kho Mường là khu vực được thiên nhiên ưu đãi, mùa hè thì mát rượi, mùa đông thì ấm áp.
Kho Mường là bản làng của người Thái trắng còn giữ được nhiều nét bản sắc truyền thống. Trong làng này chỉ có vài gia đình làm dịch vụ du lịch sinh thái. Những ngôi nhà sàn xinh xắn, sạch sẽ, gọn gàng luôn sẵn sàng đón khách bốn mùa.
< Thạch nhũ trong hang với nhiều hình thù kỳ dị.
Chủ nhân của những ngôi nhà sàn ấy đều vui vẻ và thân thiện với du khách như người nhà. Trong nhà, chăn đệm ngăn nắp, bếp nấu gọn gàng, nồi chảo sạch sẽ treo thành hàng ngoài hiên, đường đi, dốc đứng sạch sẽ.
Ghé thăm Kho Mường, trú tại bất cứ nhà dân nào, bạn sẽ được chiêu đãi những món ăn rất đặc trưng của núi rừng như cơm lam, nộm hoa chuối rừng, canh đắng, rượu ngô, xôi hấp, gà nướng chấm mắc khén và thịt vịt luộc.
Vào thứ Năm và Chủ nhật còn diễn ra chợ phiên Phố Đoàn, nơi trao đổi mua bán những sản vật vùng cao rất thú vị của đất và người với các mặt hàng tự cung tự cấp như thổ cẩm, rượu cần, rau rừng, côn trùng, hoa quả tươi…
Ngoài ra, du khách sẽ được hòa mình vào cuộc sống của bản cao, thưởng thức những điệu múa sạp, múa xòe cùng những cô gái Thái môi thắm má hồng.
Post a Comment