Nghề bắt lươn đồng ở xứ Nghệ
Thời kinh tế thị trường với những công trường, nhà máy đang lấn dần vào đồng ruộng, với nhu cầu hưởng thụ văn hóa ẩm thực tăng cao thì những sản vật thôn quê trước đây vốn bình thường, dung dị nay bỗng trở thành đặc sản: nào là hến, nào là cua, ếch, rươi, mật ong, cam, bưởi, gà, nước tương, nước mắm, thậm chí là… thịt chuột.
Con lươn cũng vậy, địa vị của nó bỗng nhiên được đề cao và nghề bắt lươn trở nên thịnh hành, dĩ nhiên là phải gắn liền với một hệ thống nhà hàng, quán ăn từ Bắc chí Nam với hàng chục món chế biến từ lươn gắn mác "đặc sản", thậm chí còn nghe nói con lươn được xuất khẩu sang tận Trung Quốc.
Ngày trước ruộng đồng còn hoang sơ, con lươn rất sẵn, người dân dễ dàng bắt được rất nhiều và không ai nghĩ đến chuyện bán lươn. Nhưng cứ mỗi ngày dân số tăng cao, ruộng đồng thu hẹp lại, phố xá dài thêm thì con lươn hiếm đi nhiều, trở thành một món hàng có giá do người ta đánh bắt quá nhiều.
Lươn to bây giờ rất hiếm, họa hoằn ở nơi ao sâu nước cả mới có, còn phổ biến chỉ là lươn roi, nhỏ bằng ngón tay, ngón chân, có người gọi đó là lươn “chưa làm giấy khai sinh”.
Cũng may lươn là loài lưỡng tính, sinh sản rất nhanh và nhiều, nếu không chúng đã tuyệt chủng từ lâu. Cũng vì đặc điểm sinh sản mạnh mẽ nên cánh đàn ông thường rỉ tai nhau rằng ăn lươn có tác dụng làm tăng thêm chí khí đàn ông.
Không biết cái dược tính ấy có thật hay không song từ lâu nhân dân vẫn cho rằng lươn là một thứ thức ăn bổ dưỡng với đặc tính mát, rất phù hợp với người già, trẻ nhỏ, người mới ốm dậy, “một chén cháo lươn bằng một thang thuốc bổ”. Người ta còn nói máu lươn pha rượu uống chữa được bệnh ngứa da, khó ngủ, cảm cúm…
Để bắt được lươn đồng, người đặt ống trúm cần nắm rõ cách làm ống, kỹ thuật thả dưới ruộng và quan trọng nhất là làm mồi nhử. Với những người gắn bó với làng quê, đồng ruộng, hình ảnh người thợ bắt lươn không xa lạ.
Chiều muộn tháng 7, trên cánh đồng lúa ở xã Khánh Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) không khó bắt gặp những đứa trẻ tay cầm chiếc câu và người đàn ông chở hàng trăm chiếc trúm (trúm được làm từ thân cây nứa) bắt lươn trên cánh đồng lúa xanh mướt.
< Thu hoạch chiến lợi phẩm.
Đây là 2 cách bắt lươn truyền thống mà người dân được truyền lại từ thời cha ông. Nơi đây, từ những đứa trẻ cho đến người già, hầu như ai cũng biết cách bắt và bẫy lươn.
Hơn 40 năm hành nghề bẫy lươn bằng cách thả trúm, ông Nguyễn Văn Hòa (60 tuổi, trú xóm Phú Khánh, xã Khánh Thành) thoăn thoắt thả 200 chiếc trúm xuống ruộng lúa cách nhà ông khoảng 5 km.
Ông Hòa cho biết, thả trúm bẫy lươn là phương pháp thông dụng nhất. Thông thường, khoảng 17h chiều là người dân đi đặt dưới ruộng lúa. Ông trúm được ngâm dưới ruộng sau một đêm, đến rạng sáng hôm sau thì lấy lên, thu hoạch.
Để bẫy được lươn chui dưới lòng đất, cần phải nắm rõ được các từ cách làm ống trúm, kỹ thuật thả dưới ruộng và quan trọng hơn hết là làm mồi nhử lươn.
Thông thường, ban đêm lươn sẽ từ đất chui lên để đi kiếm ăn, vì thế mồi nhử lươn được đặt ở phía bên trong ống trúm. Mồi nhử lươn được làm từ nhiều thứ, nhưng thông dụng nhất vẫn là bắt những con giun đất băm nhỏ trộn lẫn với bùn non. Ngoài ra, người đặt bẫy có thể băm thêm cua đồng và ốc để tạo ra mùi tanh “quyến rũ” lươn ẩn nấp dưới hang hốc.
Ông Nguyễn Văn Kỷ (45 tuổi) cho hay, nghề bẫy lươn là nghề phụ nhưng cho thu nhập khá ổn định. "Ban ngày, chúng tôi làm việc đồng áng, việc nhà. Chiều đến thì làm mồi thả trúm bẫy lươn. Tôi thả 200 chiếc trúm trung bình mỗi ngày thu về được 2 kg lươn, giá bán là 80.000 đồng/kg", ông Kỷ hồ hởi.
< Niềm vui của một thợ nhí 15 tuổi sau khi câu được con lươn khá bự.
Cách thứ hai để bắt lươn là sử dụng lưỡi câu bằng thép buộc dây. Mồi nhử bằng giun đất được ngoắc vào lưỡi câu. Khó khăn của phương pháp này ở chỗ, việc tìm các hang lươn chỉ những thợ lành nghề mới biết phân biệt rõ được.
< Một bát cháo lươn đồng xứ Nghệ làm nhiều người ưa thích.
Để dụ lươn cắn câu phải rất kiên trì, có khi mất khoảng 30 phút lươn ở trong hang mới cắn câu. Trong ảnh, một chú lươn đã bị "mắc lừa" người thợ.
Khoảng thời gian nay, những thợ làm ống trúm để bán cũng tất bật không kém. Từ tháng 5 đến tháng 7 là lúc người dân mua nhiều nhất, họ phải huy động cả người thân cùng làm. Mỗi ngày những người thợ này bán ra gần 1.000 ống trúm, thu nhập mỗi ngày 300.000 đồng.
Con lươn cũng vậy, địa vị của nó bỗng nhiên được đề cao và nghề bắt lươn trở nên thịnh hành, dĩ nhiên là phải gắn liền với một hệ thống nhà hàng, quán ăn từ Bắc chí Nam với hàng chục món chế biến từ lươn gắn mác "đặc sản", thậm chí còn nghe nói con lươn được xuất khẩu sang tận Trung Quốc.
Ngày trước ruộng đồng còn hoang sơ, con lươn rất sẵn, người dân dễ dàng bắt được rất nhiều và không ai nghĩ đến chuyện bán lươn. Nhưng cứ mỗi ngày dân số tăng cao, ruộng đồng thu hẹp lại, phố xá dài thêm thì con lươn hiếm đi nhiều, trở thành một món hàng có giá do người ta đánh bắt quá nhiều.
Lươn to bây giờ rất hiếm, họa hoằn ở nơi ao sâu nước cả mới có, còn phổ biến chỉ là lươn roi, nhỏ bằng ngón tay, ngón chân, có người gọi đó là lươn “chưa làm giấy khai sinh”.
Cũng may lươn là loài lưỡng tính, sinh sản rất nhanh và nhiều, nếu không chúng đã tuyệt chủng từ lâu. Cũng vì đặc điểm sinh sản mạnh mẽ nên cánh đàn ông thường rỉ tai nhau rằng ăn lươn có tác dụng làm tăng thêm chí khí đàn ông.
Không biết cái dược tính ấy có thật hay không song từ lâu nhân dân vẫn cho rằng lươn là một thứ thức ăn bổ dưỡng với đặc tính mát, rất phù hợp với người già, trẻ nhỏ, người mới ốm dậy, “một chén cháo lươn bằng một thang thuốc bổ”. Người ta còn nói máu lươn pha rượu uống chữa được bệnh ngứa da, khó ngủ, cảm cúm…
Để bắt được lươn đồng, người đặt ống trúm cần nắm rõ cách làm ống, kỹ thuật thả dưới ruộng và quan trọng nhất là làm mồi nhử. Với những người gắn bó với làng quê, đồng ruộng, hình ảnh người thợ bắt lươn không xa lạ.
Chiều muộn tháng 7, trên cánh đồng lúa ở xã Khánh Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) không khó bắt gặp những đứa trẻ tay cầm chiếc câu và người đàn ông chở hàng trăm chiếc trúm (trúm được làm từ thân cây nứa) bắt lươn trên cánh đồng lúa xanh mướt.
< Thu hoạch chiến lợi phẩm.
Đây là 2 cách bắt lươn truyền thống mà người dân được truyền lại từ thời cha ông. Nơi đây, từ những đứa trẻ cho đến người già, hầu như ai cũng biết cách bắt và bẫy lươn.
Hơn 40 năm hành nghề bẫy lươn bằng cách thả trúm, ông Nguyễn Văn Hòa (60 tuổi, trú xóm Phú Khánh, xã Khánh Thành) thoăn thoắt thả 200 chiếc trúm xuống ruộng lúa cách nhà ông khoảng 5 km.
Ông Hòa cho biết, thả trúm bẫy lươn là phương pháp thông dụng nhất. Thông thường, khoảng 17h chiều là người dân đi đặt dưới ruộng lúa. Ông trúm được ngâm dưới ruộng sau một đêm, đến rạng sáng hôm sau thì lấy lên, thu hoạch.
Để bẫy được lươn chui dưới lòng đất, cần phải nắm rõ được các từ cách làm ống trúm, kỹ thuật thả dưới ruộng và quan trọng hơn hết là làm mồi nhử lươn.
Thông thường, ban đêm lươn sẽ từ đất chui lên để đi kiếm ăn, vì thế mồi nhử lươn được đặt ở phía bên trong ống trúm. Mồi nhử lươn được làm từ nhiều thứ, nhưng thông dụng nhất vẫn là bắt những con giun đất băm nhỏ trộn lẫn với bùn non. Ngoài ra, người đặt bẫy có thể băm thêm cua đồng và ốc để tạo ra mùi tanh “quyến rũ” lươn ẩn nấp dưới hang hốc.
Ông Nguyễn Văn Kỷ (45 tuổi) cho hay, nghề bẫy lươn là nghề phụ nhưng cho thu nhập khá ổn định. "Ban ngày, chúng tôi làm việc đồng áng, việc nhà. Chiều đến thì làm mồi thả trúm bẫy lươn. Tôi thả 200 chiếc trúm trung bình mỗi ngày thu về được 2 kg lươn, giá bán là 80.000 đồng/kg", ông Kỷ hồ hởi.
< Niềm vui của một thợ nhí 15 tuổi sau khi câu được con lươn khá bự.
Cách thứ hai để bắt lươn là sử dụng lưỡi câu bằng thép buộc dây. Mồi nhử bằng giun đất được ngoắc vào lưỡi câu. Khó khăn của phương pháp này ở chỗ, việc tìm các hang lươn chỉ những thợ lành nghề mới biết phân biệt rõ được.
< Một bát cháo lươn đồng xứ Nghệ làm nhiều người ưa thích.
Để dụ lươn cắn câu phải rất kiên trì, có khi mất khoảng 30 phút lươn ở trong hang mới cắn câu. Trong ảnh, một chú lươn đã bị "mắc lừa" người thợ.
Khoảng thời gian nay, những thợ làm ống trúm để bán cũng tất bật không kém. Từ tháng 5 đến tháng 7 là lúc người dân mua nhiều nhất, họ phải huy động cả người thân cùng làm. Mỗi ngày những người thợ này bán ra gần 1.000 ống trúm, thu nhập mỗi ngày 300.000 đồng.
Post a Comment