Thi vị câu cá dìa biển
(PYO) - Anh Nguyễn Phong Dinh ở phường 9, TP Tuy Hòa - một người có nhiều kinh nghiệm trong việc câu cá dìa trên biển, tuyên bố: Cá dìa ngon đến nỗi người ăn “mòn răng” như tôi mà mỗi khi nói đến là... lên cơn “ghiền”!
Hò hẹn mãi, tôi mới “tháp tùng” được Dinh để đi câu cá dìa ban đêm. Cơm chiều sớm, chuẩn bị xong xuôi, khoảng 4 giờ chiều, hai anh em lên xe máy nhằm hướng vùng bè tôm hùm thuộc Vũng Rô (huyện Đông Hòa). Đồ nghề của dân câu cá dìa chủ yếu gồm cái cần rường (câu lưỡi chùm 6-8 cái), mấy chùm lưỡi câu dự phòng, một ít cơm dẻo trộn với ruốc và rong biển. Dân câu chuyên nghiệp phải thủ kỹ áo ấm, mì gói và đôi khi là một vài xị rượu, lạng trà để “giao lưu” với chủ bè tôm hùm.
Gửi xe lại nhà người quen, chúng tôi theo thuyền một quãng ngắn ra bè. Cá dìa là chuyên gia núp bóng bè tôm hùm để kiếm thức ăn thừa nên dân câu bám bè là thượng sách. Theo anh Dinh, vùng biển Phú Yên có thể câu cá dìa quanh năm; mùa cá dìa “ăn” nhiều nhất là vào khoảng tháng 2-3 và tháng 7-9 âm lịch.
Chiều tà, nhúm cục mồi dẻo bọc kín chùm lưỡi thả quanh bè tôm - chúng tôi bắt đầu thả câu. Chủ yếu là phải canh lúc cái dé gắn ở đầu cần câu rung đúng “độ” (lúc cá đang ăn mồi) thì giật là chắc ăn nhất. “Dé” là một bóng đèn lân tinh, nhỏ như đầu đũa, tự phát sáng ban đêm, tương tự cái phao trong câu cá sông hồ. Đúng lúc nước lớn nên cá ăn mạnh, tôi còn đang loay hoay thì cái dé của cần anh Dinh đã rung dữ dội, chỉ một động tác ghìm cần giật mạnh, một chú dìa phải hơn nửa ký đã “tung bay”.
Cầm sợi cước, anh Dinh lắc nhẹ vào cái rộng (giỏ) ngâm ở đầu bè, thế là được một “thằng tù binh”. Vây cá dìa rất cứng và nhọn, chích vào người rất nhức nên phải khéo để bảo toàn tay chân. Cá dìa miệng nhỏ chỉ rỉa chứ không nuốt mồi, và chùm lưỡi câu này chủ yếu móc vào mép và thân cá. Quan sát những con dìa dính câu anh Dinh, tôi thấy lưỡi câu móc vào... lung tung chỗ! Chỉ khoảng 3 tiếng đồng hồ, anh Dinh đã “dứt dạt” trên chục con cá dìa cỡ trên dưới 1kg, đặc biệt có con đến gần 2kg, thấy mà mê! Trầy trật mãi, tôi cũng giật được một chú cỡ 3 lạng. Càng vào đêm, ngồi câu cá dìa càng thi vị; chút lành lạnh và cô độc giữa biển trong màn đêm mông lung đem lại một cảm giác thật khó gì sánh bằng...
Câu đến gần 10 giờ đêm, anh Dinh xếp cần: “Tạm nghỉ, ăn!”. Mau thấy nhất lúc này trên bè là món mì gói... cá dìa luộc hoặc cháo cá dìa. Với món cháo thì nửa chục cá chỉ “gánh” một nắm gạo, nước cháo vừa sôi một lúc, cá dìa để nguyên con nguyên vây thả đành đạch vào nồi cỡ 15 phút, nêm nếm qua quýt là có một nồi cháo cá dìa tuyệt cú mèo giữa đêm biển vắng! Ôi trời, húp chén cháo ngút khói nồng nàn, đưa đũa vào con cá chín cong đuôi, thịt trắng tinh rạn nứt lớp da mềm, ngọt đậm đà cứ muốn dựng tóc! Ăn cháo xong, anh Dinh xem con nước, cài báo thức 3 giờ sáng để dậy câu tiếp đến khoảng 5 giờ sáng là thu dọn “chiến trường” trở về nhà. Giấc ngủ sâu 4-5 tiếng đồng hồ trên bè đêm đó thật khác xa trên bờ...
Tùy theo thời điểm có đêm anh Dinh câu được 15-30 con cá dìa (khoảng trên dưới chục ký), bán được trên dưới 500.000 đồng! Thường thì anh ghé bán cho một hàng quán nào đó khoảng 1/3 số lượng câu được, còn lại đem về cho “mẹ con thằng Dìa” và biếu tặng người thân.
Đến đây mới là lúc “dân trong bờ” triển khai các món khác với cá dìa. Với món nướng, ta dùng dao rạch vài đường trên thân con cá rồi đem ướp muối và ớt trái giã nhuyễn, ướp khoảng 10 phút là có thể đem quấn lá chuối nướng (nếu nướng dã chiến thì cũng chả cần lá chuối); tùy con cá to nhỏ, trong vòng 15-20 phút là cá chín.
Cái mùi thơm của cá dìa nướng muối ớt luôn ngất ngây hương vị trùng khơi và kích thích... toàn thể giác quan. Thịt cá dìa nướng săn trắng như thịt càng cua biển, có vị đậm đà chuyên biệt và thơm như chưa từng được thơm trong lửa than hồng; ăn kèm với rau thơm, chấm thêm với muối ớt chanh là một món hảo hạng!
Cá dìa nướng chẳng những ngon phần thịt mà xương cá cũng ngon không kém! Đưa cả đầu và xương lên vỉ nướng vàng, nhâm nhi có hương vị giòn thơm rất lạ; nhiều anh em trong hội đi câu giành nhau ăn chính là thứ xương xẩu này! Còn cá dìa mà nấu canh chua thì chỉ có “ba nong cơm...” trở lên!
Hò hẹn mãi, tôi mới “tháp tùng” được Dinh để đi câu cá dìa ban đêm. Cơm chiều sớm, chuẩn bị xong xuôi, khoảng 4 giờ chiều, hai anh em lên xe máy nhằm hướng vùng bè tôm hùm thuộc Vũng Rô (huyện Đông Hòa). Đồ nghề của dân câu cá dìa chủ yếu gồm cái cần rường (câu lưỡi chùm 6-8 cái), mấy chùm lưỡi câu dự phòng, một ít cơm dẻo trộn với ruốc và rong biển. Dân câu chuyên nghiệp phải thủ kỹ áo ấm, mì gói và đôi khi là một vài xị rượu, lạng trà để “giao lưu” với chủ bè tôm hùm.
Gửi xe lại nhà người quen, chúng tôi theo thuyền một quãng ngắn ra bè. Cá dìa là chuyên gia núp bóng bè tôm hùm để kiếm thức ăn thừa nên dân câu bám bè là thượng sách. Theo anh Dinh, vùng biển Phú Yên có thể câu cá dìa quanh năm; mùa cá dìa “ăn” nhiều nhất là vào khoảng tháng 2-3 và tháng 7-9 âm lịch.
Chiều tà, nhúm cục mồi dẻo bọc kín chùm lưỡi thả quanh bè tôm - chúng tôi bắt đầu thả câu. Chủ yếu là phải canh lúc cái dé gắn ở đầu cần câu rung đúng “độ” (lúc cá đang ăn mồi) thì giật là chắc ăn nhất. “Dé” là một bóng đèn lân tinh, nhỏ như đầu đũa, tự phát sáng ban đêm, tương tự cái phao trong câu cá sông hồ. Đúng lúc nước lớn nên cá ăn mạnh, tôi còn đang loay hoay thì cái dé của cần anh Dinh đã rung dữ dội, chỉ một động tác ghìm cần giật mạnh, một chú dìa phải hơn nửa ký đã “tung bay”.
Cầm sợi cước, anh Dinh lắc nhẹ vào cái rộng (giỏ) ngâm ở đầu bè, thế là được một “thằng tù binh”. Vây cá dìa rất cứng và nhọn, chích vào người rất nhức nên phải khéo để bảo toàn tay chân. Cá dìa miệng nhỏ chỉ rỉa chứ không nuốt mồi, và chùm lưỡi câu này chủ yếu móc vào mép và thân cá. Quan sát những con dìa dính câu anh Dinh, tôi thấy lưỡi câu móc vào... lung tung chỗ! Chỉ khoảng 3 tiếng đồng hồ, anh Dinh đã “dứt dạt” trên chục con cá dìa cỡ trên dưới 1kg, đặc biệt có con đến gần 2kg, thấy mà mê! Trầy trật mãi, tôi cũng giật được một chú cỡ 3 lạng. Càng vào đêm, ngồi câu cá dìa càng thi vị; chút lành lạnh và cô độc giữa biển trong màn đêm mông lung đem lại một cảm giác thật khó gì sánh bằng...
Câu đến gần 10 giờ đêm, anh Dinh xếp cần: “Tạm nghỉ, ăn!”. Mau thấy nhất lúc này trên bè là món mì gói... cá dìa luộc hoặc cháo cá dìa. Với món cháo thì nửa chục cá chỉ “gánh” một nắm gạo, nước cháo vừa sôi một lúc, cá dìa để nguyên con nguyên vây thả đành đạch vào nồi cỡ 15 phút, nêm nếm qua quýt là có một nồi cháo cá dìa tuyệt cú mèo giữa đêm biển vắng! Ôi trời, húp chén cháo ngút khói nồng nàn, đưa đũa vào con cá chín cong đuôi, thịt trắng tinh rạn nứt lớp da mềm, ngọt đậm đà cứ muốn dựng tóc! Ăn cháo xong, anh Dinh xem con nước, cài báo thức 3 giờ sáng để dậy câu tiếp đến khoảng 5 giờ sáng là thu dọn “chiến trường” trở về nhà. Giấc ngủ sâu 4-5 tiếng đồng hồ trên bè đêm đó thật khác xa trên bờ...
Tùy theo thời điểm có đêm anh Dinh câu được 15-30 con cá dìa (khoảng trên dưới chục ký), bán được trên dưới 500.000 đồng! Thường thì anh ghé bán cho một hàng quán nào đó khoảng 1/3 số lượng câu được, còn lại đem về cho “mẹ con thằng Dìa” và biếu tặng người thân.
Đến đây mới là lúc “dân trong bờ” triển khai các món khác với cá dìa. Với món nướng, ta dùng dao rạch vài đường trên thân con cá rồi đem ướp muối và ớt trái giã nhuyễn, ướp khoảng 10 phút là có thể đem quấn lá chuối nướng (nếu nướng dã chiến thì cũng chả cần lá chuối); tùy con cá to nhỏ, trong vòng 15-20 phút là cá chín.
Cái mùi thơm của cá dìa nướng muối ớt luôn ngất ngây hương vị trùng khơi và kích thích... toàn thể giác quan. Thịt cá dìa nướng săn trắng như thịt càng cua biển, có vị đậm đà chuyên biệt và thơm như chưa từng được thơm trong lửa than hồng; ăn kèm với rau thơm, chấm thêm với muối ớt chanh là một món hảo hạng!
Cá dìa nướng chẳng những ngon phần thịt mà xương cá cũng ngon không kém! Đưa cả đầu và xương lên vỉ nướng vàng, nhâm nhi có hương vị giòn thơm rất lạ; nhiều anh em trong hội đi câu giành nhau ăn chính là thứ xương xẩu này! Còn cá dìa mà nấu canh chua thì chỉ có “ba nong cơm...” trở lên!
Post a Comment