Sóc Trăng - 'thiên đường' của những món ngon
Đến với vùng đất Sóc Trăng, bạn sẽ được thưởng thức những đặc sản nổi tiếng như vú sữa tím, bánh pía...
+ Vũ sữa tím Đại Tâm
Ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên từ lâu nổi tiếng với loại vú sữa tím vì có vị ngọt thanh, hạt nhỏ, vỏ mỏng, khi chín vỏ trái màu tím than, căng mọng rất đẹp mắt. Mùa vú sữa chín ở xã Đại Tâm bắt đầu từ tháng 12 kéo dài đến ra Giêng.
Do đặc thù là vùng đất giồng cát cao, rất thuận lợi cho việc trồng và phát triển của cây vú sữa nên Đại Tâm được xem là “thủ phủ” vú sữa đầu tiên ở Sóc Trăng khi toàn xã có hàng chục ngàn cây vú sữa được trồng rải đều tại các ấp.
+ Bưởi năm roi Kế Thành
Ngoài vú sữa tím Đại Tâm, bưởi năm roi Kế Thành (huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) cũng là trái cây đặc sản của tỉnh Sóc Trăng.
Với đặc điểm có vỏ mỏng, màu trái vàng óng, sáng đẹp, có vị ngọt rất đậm đà, ăn không the, không hạt lúc chín, nên bưởi năm roi Kế Thành rất được người tiêu dùng ưa chuộng.
+ Cá bống sao Cù Lao Dung
Cá bống sao là món ăn đặc sản ở Cù Lao Dung (Sóc Trăng). Cá bống sao có đốm xanh, da lấm tấm những chấm trắng li ti. Thịt cá bống sao màu đỏ, săn chắc rất ngon. Người ta thường dùng cá kho tiêu hoặc kho khô, địa phương gọi là “kho chồn”. Cá bống sao kho chồn ngon nhờ lá gan của nó lớn gần bằng bụng. Vị nhân nhẩn đắng, bùi bùi của gan cá, cộng với mùi nồng hăng thơm ngát của rau cải vườn tạo nên dư vị khó quên.
Cá làm sạch ướp nước mắm, bột ngọt, nước màu… chừng 1 tiếng cho thấm rồi mới bắc lên kho. Bạn có thể kho khô rồi rắc tiêu thật cay hay kho sền sệt để chấm rau luộc, dưa leo hoặc có thể kho sả ớt để có ơ cá cay xé, thơm lừng ăn với canh rau tập tàng hoặc rau má. Nhiều người không thích mùi tanh của cá hay chọn cách kho sả ớt để đánh bạt mùi tanh đặc trưng của cá bống sao, ăn ngon miệng hơn.
+ Hủ tíu cà ri Vĩnh Châu
Nói đến món đặc sản hủ tíu thì không thể không nhắc đến hủ tíu Mỹ Tho hoặc hủ tíu Nam vang (xuất xứ từ Campuchia) nổi tiếng từ xưa đến nay, nhưng ít ai biết rằng ở một xứ sở hành tím như Vĩnh Châu cũng có một món đặc sản không thua kém đó là hủ tíu cà ri.
Trước đây, hủ tíu cà ri Vĩnh Châu được nấu với thịt heo chứ không phải là thịt gà hay thịt dê như thông thường. Ngày nay, món này được bà con biến tấu thêm từ thịt vịt xiêm trưởng thành.
Phần nước hủ tíu cà ri Vĩnh Châu có màu vàng của nghệ giống như những món cà ri khác nhưng khi ăn vào có mùi thơm dịu hơn không quá béo ngậy làm người ăn dễ phát ngán và mùi vị không nồng như món cà ri quen thuộc.
Phần bánh hủ tíu nơi đây cũng nổi tiếng một vùng được làm từ bột gạo, cọng nhỏ, mềm, độ dai vừa phải do chính người dân Vĩnh Châu tự chế biến.
Còn phần nước chấm vẫn là múi tiêu vắt thêm vài lát chanh, rau chủ yếu là giá tươi sống, rau thơm, ngò rai, bỏ thêm vài miếng hành tây lát mỏng, hủ tíu cà ri Vĩnh Châu được nêm nếm rất vừa phải phù hợp với khẩu vị của thực khách.
+ Cháo cá lóc rau đắng
Cái tên đã nói lên tất cả. Từ gạo, cá lóc và rau đắng, người dân Sóc Trăng chế biến thành món ăn đặc trưng vùng miền mình.
Nồi cháo được ninh thật kĩ. Chọn con cá lóc đồng thật to, luộc chín, lột da tách thịt cá ra riêng đĩa. Hái thêm rổ rau đắng thật mỡ màng nữa là đủ vị.
Tuy nhiên, vị đắng của thứ rau miền Tây không thích hợp với nhiều người. Đa số, người thử lần đầu không thích món này vì cảm giác vị đắng lấn át hết các vị khác. Nhưng đối với người thích thì sau vị đắng đó là sự thăng hoa của rất nhiều yếu tố trong bát cháo.
+ Khô trâu Thạnh Trị
Khô trâu từ lâu đã có một sức hấp dẫn lạ kỳ nhờ thịt ngon, ngọt và bổ dưỡng không thua gì thịt bò. Khô trâu Thạnh Trị được chế biến cũng giống như khô bò nhưng muốn cho miếng khô thơm, ngon, mùi vị hấp dẫn, người làm phải chọn cho được thịt đùi, đùi sau càng tốt rồi thái (lóc) bỏ hết gân trước khi đem xắt thành lát nguyên vẹn, tiếp theo là ướp gia vị vào gồm xả bằm, muối, tỏi, ớt,… khoảng nửa ngày cho ngấm. Sau đó đem phơi nắng hoặc sấy trong lò.
Khô thành phẩm sẽ là những miếng khô thật mỏng, thơm lừng vị xả và mùi thịt trâu đặc trưng. Nắng càng tốt thịt càng ngon, bình quân cứ 3 kg thịt tươi có thể làm được 1 kg khô, do đó giá khô phải cao gấp ba lần giá thịt.
Để thưởng thức khô trâu cũng có rất nhiều cách, nhưng ngon nhất vẫn là nướng, ngoài ra còn có món gỏi khô trâu nhắm cùng với bia và đĩa củ kiệu cũng ngon tuyệt.
+ Lạp xưởng Vũng Thơm
Vùng đất Vũng Thơm là cái nôi của những món đặc sản hàng đầu của tỉnh Sóc Trăng. Các cơ sở ở đây đều sản xuất cả bánh pía và lạp xưởng.
Lạp xưởng là món ăn rất quen thuộc của người dân, thực phẩm này rất dễ bảo quản và chế biến. Có thể chiên, hấp hay nướng qua rồi thái lát mỏng là có đĩa lạp xưởng thơm phức màu nâu đỏ rất đẹp mắt. Thêm chút đồ chua rau, cà chua, củ kiệu là đã có thể “lai rai” có thể ăn với cơm cũng rất ngon. Nhưng hẳn ít ai hiểu và tận mắt thấy những cây lạp xưởng ngon lành đó được làm ra như thế nào.
Nghề làm lạp xưởng gia truyền ở Vũng Thơm có rất nhiều loại khác nhau phù hợp với vị giác của từng người, với các loại như: lạp xưởng thịt, lạp xưởng tôm, lạp xưởng gà…
+ Các loại bánh
- Bánh Pía Sóc Trăng
Xuất hiện từ thế kỉ 17, bánh pía ở Sóc Trăng đã theo chân những người Hán di cư đến phương Nam. Theo thời gian, bánh pía dần được chế biến cho phù hợp với khẩu vị của người Việt bởi tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào, hấp dẫn trên vùng đất Nam Bộ và trở thành một đặc sản trứ danh cho tỉnh Sóc Trăng như hiện nay.
Tuy nhiên, nếu bạn không chịu được mùi sầu riêng thì bánh pía không phải là món khoái khẩu. Ngược lại, nếu ai đó đã lỡ mê mẩn hương vị loại quả đặc biệt này sẽ nhớ mãi bánh pía ngọt thơm, ít béo này.
- Bánh cóng
Đây là một món ăn của người Khmer ở Sóc Trăng. Bánh cóng hay còn có tên gọi khác là bánh cống, bánh sầy hoặc sài cá nại theo tiếng Khmer. Bánh cóng ngày nay trở nên khá phổ biến ở nhiều tỉnh thành khác.
Bánh có vỏ làm từ bột gạo, bột đậu nành và trứng, còn nhân bánh là thịt heo băm ướp gia vị và trộn với củ hành tím xắt nhỏ và một ít đậu xanh hấp. Bánh cóng nhìn cực kì đẹp mắt và hấp dẫn.
Từng chiếc bánh vàng ruộm, lại nổi lên hình tôm đỏ, ăn cùng với các loại rau thơm, rau sống như húng lủi, quế, xà lách, cải xanh, chấm nước mắm chua ngọt với gừng thái nhỏ, cải đỏ, cải trắng… khiến người ăn khó mà ngán được. Hương vị đặc trưng đầy nét cuốn hút của bánh cóng làm bất cứ ai cũng phải mê mẩn.
- Bánh ống
Món ăn vặt này rất quen thuộc với người Khmer. Không chỉ là món ăn vặt khiến trẻ con mê mẩn, mà còn là bữa sáng và bữa nhẹ buổi chiều của người lớn.
Bánh ống làm từ bột gạo xay nhuyễn trộn với màu của lá dứa, đường và nước cốt dừa. Bánh được hấp cách thủy trong ống tre hoặc ống nhôm nên gọi là bánh ống, chỉ khoảng 2 phút là xong mẻ bánh. Bánh có màu xanh mát của lá dứa, nhìn rất ngon mắt, lại được rắc lên trên dừa nạo và muối vừng càng hấp dẫn. Đối với người Sóc Trăng, dù đi đâu về đâu cũng luôn nhớ món ăn ngon lành, đơn giản này như một kỉ niệm đẹp của tuổi thơ.
- Bánh in
Bánh in có hình tròn màu trắng, bánh được dùng nhiều nhất vào dịp rằm tháng 8 và Lễ hội Ooc – Om – Boc hàng năm tại Sóc Trăng, để cúng tạ ơn Mặt Trăng đã ban cho con người sức mạnh, mùa màng tươi tốt…
Bánh được làm từ nguyên liệu chính là gạo nếp, đường cát, nước cốt dừa. Mùi thơm của nếp mới, vị béo của nước cốt dừa hòa lẫn với vị ngọt của đường, khi thưởng thức cùng một tách trà nóng thì còn gì bằng.
- Mè láo
Mè láo là một món đặc sản của người Hoa tại miền đất Sóc Trăng. Bánh cực xốp, giòn tan và thơm, lớp mạch nha bao phủ bên ngoài ngon ngọt cùng hương thơm của mè sẽ làm bạn thích thú hơn khi ăn.
Bánh mè láo được làm từ bột nếp, khoai môn, đường và mè. Khoai môn được người thợ làm bánh gọt vỏ rồi quết ra cho nhuyễn, sau đó đem đi phơi nắng vài ba ngày. Khi chiên bánh, người ta sẽ lăn từng miếng khoai môn vào bột nếp rồi mới cho vào chảo dầu sôi. Miếng bánh sẽ phình to ra do có chứa bột nếp.
Người ta vớt bánh vừa chiên đem nhún vào nước đường, rồi rắc thật nhiều mè lên. Công đoạn làm bánh tới đây thì hoàn tất. Bánh bên ngoài cứng và giòn, bên trong xốp mềm, chỉ cần đưa một miếng vào miệng là đã cảm nhận ra ngay cái hương vị thơm và béo của mè và vị bùi bùi của khoai rất thú vị. Bánh có giá khoảng 4.000 đồng.
- Bánh gừng
Bánh gừng được làm bằng bột nếp, trứng gà, bột nang mực và nước chanh tươi, trộn đều thành một hỗ hợp rồi nặn thành những chiếc bánh có hình thù giống như củ gừng.
Bánh nặn xong được chiên vàng và nhúng vào chảo đường cát trắng đã thắng sền sệt, tạo thành một lớp áo mỏng bên ngoài rồi đem ra phơi. Bánh gừng giòn và có vị béo của trứng và vị ngọt của đường.
+ Các loại bún
- Bún tiêu giò
Lại một lần nữa, món ăn mang hết nguyên liệu vào trong cái tên của mình. Món bún tiêu giò có các thành phần chính là bún, tiêu và giò heo. Nước lèo của bún tiêu ngoài vị ngọt của xương, của thịt thì đậm vị tiêu, cay nồng và nóng.
Thịt bắp bò được sơ chế rồi hầm chín sau đó thái thành lát mỏng vừa ăn. Đôi khi, nhiều người nấu còn cho thêm thịt vịt để tránh đơn điệu cho món bún. Khi ăn, cho bún vào tô, thêm giá trụng, húng, kinh giới, hành tím, thịt bắp giò… vào rồi chan nước lèo lên là xong. Và như thói quen ăn uống của người miền Tây, người ăn có thể cho vào thêm chút ớt, chút chanh.
Chỉ thế thôi là người Sóc Trăng đã xong bữa sáng ấm bụng hay bữa chiều no dạ. Món bún tiêu giò ngon nhất khi thưởng thức những ngày trời mưa ngập trời xứ này. Khi ấy, cái nồng của tiêu không còn khó chịu mà khiến ta ấm áp hơn nhiều lắm.
- Bún gỏi dà
Với xuất phát điểm là gỏi cuốn, bún gỏi dà được biến tấu dần dần và trở thành món khoái khẩu của người dân bản xứ. Bún gỏi dà gồm các nguyên liệu chính như các thành phần trong món gỏi cuốn: bún tươi, rau sống, giá đỗ, thịt ba rọi, tôm, đậu phộng, tương xay và thêm một số phụ liệu khác như sườn non, nước dùng.
Nước dùng cùa bún gỏi dà được ninh từ xương heo, chế thêm nước me chua nhẹ và tương hạt thơm. Nhìn tô bún với những con tôm đỏ au, thịt ba rọi ngon, giá đỗ, sườn non, chút rau xanh, đậu phộng rang và tương phía trên, cùng nước dùng xâm xấp, khó có ai làm ngơ được.
Bún gỏi dà khi ăn phải cho thêm tương ớt, vắt miếng chanh vào mới đúng chuẩn. Từng miếng bún dai mềm hòa chung nước dùng ngọt thanh và các thành phần khác tạo nên món ăn ngon và hấp dẫn với cả những người khó tính nhất.
- Bún nước lèo
Nghe cái tên bún nước lèo hẳn nhiều người không muốn thử ăn. Ấy là vì chỉ bún với nước lèo có gì mà ham. Tuy nhiên, nếu ông thử chắc chắn sẽ tiếc húi hụi khi nhìn hình ảnh của loại bún đặc biệt này.
Nước lèo hay nước dùng của bún này được nấu theo phương pháp riêng nên trong vắt, không hề có chút cặn nào. Nước lèo thơm vị cá lóc đồng, sả và nhiều loại gia vị khác. Bún trước khi cho vào tô, được trụng qua nước sôi, thêm tôm, thịt cá phi lê, thịt heo quay… rồi chan ngập nước lèo. Bún này phục vụ cùng đĩa rau sống đủ loại: bắp chuối, húng thơm, húng quế, hẹ, giá sống…
Để tròn vị hơn, bạn có thể vắt thêm chanh, cho ớt tươi vào tô bún và trộn đều. Cái hương thơm dịu của cá cùng với mặn mòi nước mắm làm tôn lên cảm giác nơi đầu lưỡi: ngọt tôm cá, giòn béo thịt quay và dịu dịu của nước lèo rất khác với bún bò Huế hay phở. Bún nước lèo trong veo là đặc trưng của riêng miệt vườn, của riêng Sóc Trăng.
+ Vũ sữa tím Đại Tâm
Ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên từ lâu nổi tiếng với loại vú sữa tím vì có vị ngọt thanh, hạt nhỏ, vỏ mỏng, khi chín vỏ trái màu tím than, căng mọng rất đẹp mắt. Mùa vú sữa chín ở xã Đại Tâm bắt đầu từ tháng 12 kéo dài đến ra Giêng.
Do đặc thù là vùng đất giồng cát cao, rất thuận lợi cho việc trồng và phát triển của cây vú sữa nên Đại Tâm được xem là “thủ phủ” vú sữa đầu tiên ở Sóc Trăng khi toàn xã có hàng chục ngàn cây vú sữa được trồng rải đều tại các ấp.
+ Bưởi năm roi Kế Thành
Ngoài vú sữa tím Đại Tâm, bưởi năm roi Kế Thành (huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) cũng là trái cây đặc sản của tỉnh Sóc Trăng.
Với đặc điểm có vỏ mỏng, màu trái vàng óng, sáng đẹp, có vị ngọt rất đậm đà, ăn không the, không hạt lúc chín, nên bưởi năm roi Kế Thành rất được người tiêu dùng ưa chuộng.
+ Cá bống sao Cù Lao Dung
Cá bống sao là món ăn đặc sản ở Cù Lao Dung (Sóc Trăng). Cá bống sao có đốm xanh, da lấm tấm những chấm trắng li ti. Thịt cá bống sao màu đỏ, săn chắc rất ngon. Người ta thường dùng cá kho tiêu hoặc kho khô, địa phương gọi là “kho chồn”. Cá bống sao kho chồn ngon nhờ lá gan của nó lớn gần bằng bụng. Vị nhân nhẩn đắng, bùi bùi của gan cá, cộng với mùi nồng hăng thơm ngát của rau cải vườn tạo nên dư vị khó quên.
Cá làm sạch ướp nước mắm, bột ngọt, nước màu… chừng 1 tiếng cho thấm rồi mới bắc lên kho. Bạn có thể kho khô rồi rắc tiêu thật cay hay kho sền sệt để chấm rau luộc, dưa leo hoặc có thể kho sả ớt để có ơ cá cay xé, thơm lừng ăn với canh rau tập tàng hoặc rau má. Nhiều người không thích mùi tanh của cá hay chọn cách kho sả ớt để đánh bạt mùi tanh đặc trưng của cá bống sao, ăn ngon miệng hơn.
+ Hủ tíu cà ri Vĩnh Châu
Nói đến món đặc sản hủ tíu thì không thể không nhắc đến hủ tíu Mỹ Tho hoặc hủ tíu Nam vang (xuất xứ từ Campuchia) nổi tiếng từ xưa đến nay, nhưng ít ai biết rằng ở một xứ sở hành tím như Vĩnh Châu cũng có một món đặc sản không thua kém đó là hủ tíu cà ri.
Trước đây, hủ tíu cà ri Vĩnh Châu được nấu với thịt heo chứ không phải là thịt gà hay thịt dê như thông thường. Ngày nay, món này được bà con biến tấu thêm từ thịt vịt xiêm trưởng thành.
Phần nước hủ tíu cà ri Vĩnh Châu có màu vàng của nghệ giống như những món cà ri khác nhưng khi ăn vào có mùi thơm dịu hơn không quá béo ngậy làm người ăn dễ phát ngán và mùi vị không nồng như món cà ri quen thuộc.
Phần bánh hủ tíu nơi đây cũng nổi tiếng một vùng được làm từ bột gạo, cọng nhỏ, mềm, độ dai vừa phải do chính người dân Vĩnh Châu tự chế biến.
Còn phần nước chấm vẫn là múi tiêu vắt thêm vài lát chanh, rau chủ yếu là giá tươi sống, rau thơm, ngò rai, bỏ thêm vài miếng hành tây lát mỏng, hủ tíu cà ri Vĩnh Châu được nêm nếm rất vừa phải phù hợp với khẩu vị của thực khách.
+ Cháo cá lóc rau đắng
Cái tên đã nói lên tất cả. Từ gạo, cá lóc và rau đắng, người dân Sóc Trăng chế biến thành món ăn đặc trưng vùng miền mình.
Nồi cháo được ninh thật kĩ. Chọn con cá lóc đồng thật to, luộc chín, lột da tách thịt cá ra riêng đĩa. Hái thêm rổ rau đắng thật mỡ màng nữa là đủ vị.
Tuy nhiên, vị đắng của thứ rau miền Tây không thích hợp với nhiều người. Đa số, người thử lần đầu không thích món này vì cảm giác vị đắng lấn át hết các vị khác. Nhưng đối với người thích thì sau vị đắng đó là sự thăng hoa của rất nhiều yếu tố trong bát cháo.
+ Khô trâu Thạnh Trị
Khô trâu từ lâu đã có một sức hấp dẫn lạ kỳ nhờ thịt ngon, ngọt và bổ dưỡng không thua gì thịt bò. Khô trâu Thạnh Trị được chế biến cũng giống như khô bò nhưng muốn cho miếng khô thơm, ngon, mùi vị hấp dẫn, người làm phải chọn cho được thịt đùi, đùi sau càng tốt rồi thái (lóc) bỏ hết gân trước khi đem xắt thành lát nguyên vẹn, tiếp theo là ướp gia vị vào gồm xả bằm, muối, tỏi, ớt,… khoảng nửa ngày cho ngấm. Sau đó đem phơi nắng hoặc sấy trong lò.
Khô thành phẩm sẽ là những miếng khô thật mỏng, thơm lừng vị xả và mùi thịt trâu đặc trưng. Nắng càng tốt thịt càng ngon, bình quân cứ 3 kg thịt tươi có thể làm được 1 kg khô, do đó giá khô phải cao gấp ba lần giá thịt.
Để thưởng thức khô trâu cũng có rất nhiều cách, nhưng ngon nhất vẫn là nướng, ngoài ra còn có món gỏi khô trâu nhắm cùng với bia và đĩa củ kiệu cũng ngon tuyệt.
+ Lạp xưởng Vũng Thơm
Vùng đất Vũng Thơm là cái nôi của những món đặc sản hàng đầu của tỉnh Sóc Trăng. Các cơ sở ở đây đều sản xuất cả bánh pía và lạp xưởng.
Lạp xưởng là món ăn rất quen thuộc của người dân, thực phẩm này rất dễ bảo quản và chế biến. Có thể chiên, hấp hay nướng qua rồi thái lát mỏng là có đĩa lạp xưởng thơm phức màu nâu đỏ rất đẹp mắt. Thêm chút đồ chua rau, cà chua, củ kiệu là đã có thể “lai rai” có thể ăn với cơm cũng rất ngon. Nhưng hẳn ít ai hiểu và tận mắt thấy những cây lạp xưởng ngon lành đó được làm ra như thế nào.
Nghề làm lạp xưởng gia truyền ở Vũng Thơm có rất nhiều loại khác nhau phù hợp với vị giác của từng người, với các loại như: lạp xưởng thịt, lạp xưởng tôm, lạp xưởng gà…
+ Các loại bánh
- Bánh Pía Sóc Trăng
Xuất hiện từ thế kỉ 17, bánh pía ở Sóc Trăng đã theo chân những người Hán di cư đến phương Nam. Theo thời gian, bánh pía dần được chế biến cho phù hợp với khẩu vị của người Việt bởi tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào, hấp dẫn trên vùng đất Nam Bộ và trở thành một đặc sản trứ danh cho tỉnh Sóc Trăng như hiện nay.
Tuy nhiên, nếu bạn không chịu được mùi sầu riêng thì bánh pía không phải là món khoái khẩu. Ngược lại, nếu ai đó đã lỡ mê mẩn hương vị loại quả đặc biệt này sẽ nhớ mãi bánh pía ngọt thơm, ít béo này.
- Bánh cóng
Đây là một món ăn của người Khmer ở Sóc Trăng. Bánh cóng hay còn có tên gọi khác là bánh cống, bánh sầy hoặc sài cá nại theo tiếng Khmer. Bánh cóng ngày nay trở nên khá phổ biến ở nhiều tỉnh thành khác.
Bánh có vỏ làm từ bột gạo, bột đậu nành và trứng, còn nhân bánh là thịt heo băm ướp gia vị và trộn với củ hành tím xắt nhỏ và một ít đậu xanh hấp. Bánh cóng nhìn cực kì đẹp mắt và hấp dẫn.
Từng chiếc bánh vàng ruộm, lại nổi lên hình tôm đỏ, ăn cùng với các loại rau thơm, rau sống như húng lủi, quế, xà lách, cải xanh, chấm nước mắm chua ngọt với gừng thái nhỏ, cải đỏ, cải trắng… khiến người ăn khó mà ngán được. Hương vị đặc trưng đầy nét cuốn hút của bánh cóng làm bất cứ ai cũng phải mê mẩn.
- Bánh ống
Món ăn vặt này rất quen thuộc với người Khmer. Không chỉ là món ăn vặt khiến trẻ con mê mẩn, mà còn là bữa sáng và bữa nhẹ buổi chiều của người lớn.
Bánh ống làm từ bột gạo xay nhuyễn trộn với màu của lá dứa, đường và nước cốt dừa. Bánh được hấp cách thủy trong ống tre hoặc ống nhôm nên gọi là bánh ống, chỉ khoảng 2 phút là xong mẻ bánh. Bánh có màu xanh mát của lá dứa, nhìn rất ngon mắt, lại được rắc lên trên dừa nạo và muối vừng càng hấp dẫn. Đối với người Sóc Trăng, dù đi đâu về đâu cũng luôn nhớ món ăn ngon lành, đơn giản này như một kỉ niệm đẹp của tuổi thơ.
- Bánh in
Bánh in có hình tròn màu trắng, bánh được dùng nhiều nhất vào dịp rằm tháng 8 và Lễ hội Ooc – Om – Boc hàng năm tại Sóc Trăng, để cúng tạ ơn Mặt Trăng đã ban cho con người sức mạnh, mùa màng tươi tốt…
Bánh được làm từ nguyên liệu chính là gạo nếp, đường cát, nước cốt dừa. Mùi thơm của nếp mới, vị béo của nước cốt dừa hòa lẫn với vị ngọt của đường, khi thưởng thức cùng một tách trà nóng thì còn gì bằng.
- Mè láo
Mè láo là một món đặc sản của người Hoa tại miền đất Sóc Trăng. Bánh cực xốp, giòn tan và thơm, lớp mạch nha bao phủ bên ngoài ngon ngọt cùng hương thơm của mè sẽ làm bạn thích thú hơn khi ăn.
Bánh mè láo được làm từ bột nếp, khoai môn, đường và mè. Khoai môn được người thợ làm bánh gọt vỏ rồi quết ra cho nhuyễn, sau đó đem đi phơi nắng vài ba ngày. Khi chiên bánh, người ta sẽ lăn từng miếng khoai môn vào bột nếp rồi mới cho vào chảo dầu sôi. Miếng bánh sẽ phình to ra do có chứa bột nếp.
Người ta vớt bánh vừa chiên đem nhún vào nước đường, rồi rắc thật nhiều mè lên. Công đoạn làm bánh tới đây thì hoàn tất. Bánh bên ngoài cứng và giòn, bên trong xốp mềm, chỉ cần đưa một miếng vào miệng là đã cảm nhận ra ngay cái hương vị thơm và béo của mè và vị bùi bùi của khoai rất thú vị. Bánh có giá khoảng 4.000 đồng.
- Bánh gừng
Bánh gừng được làm bằng bột nếp, trứng gà, bột nang mực và nước chanh tươi, trộn đều thành một hỗ hợp rồi nặn thành những chiếc bánh có hình thù giống như củ gừng.
Bánh nặn xong được chiên vàng và nhúng vào chảo đường cát trắng đã thắng sền sệt, tạo thành một lớp áo mỏng bên ngoài rồi đem ra phơi. Bánh gừng giòn và có vị béo của trứng và vị ngọt của đường.
+ Các loại bún
- Bún tiêu giò
Lại một lần nữa, món ăn mang hết nguyên liệu vào trong cái tên của mình. Món bún tiêu giò có các thành phần chính là bún, tiêu và giò heo. Nước lèo của bún tiêu ngoài vị ngọt của xương, của thịt thì đậm vị tiêu, cay nồng và nóng.
Thịt bắp bò được sơ chế rồi hầm chín sau đó thái thành lát mỏng vừa ăn. Đôi khi, nhiều người nấu còn cho thêm thịt vịt để tránh đơn điệu cho món bún. Khi ăn, cho bún vào tô, thêm giá trụng, húng, kinh giới, hành tím, thịt bắp giò… vào rồi chan nước lèo lên là xong. Và như thói quen ăn uống của người miền Tây, người ăn có thể cho vào thêm chút ớt, chút chanh.
Chỉ thế thôi là người Sóc Trăng đã xong bữa sáng ấm bụng hay bữa chiều no dạ. Món bún tiêu giò ngon nhất khi thưởng thức những ngày trời mưa ngập trời xứ này. Khi ấy, cái nồng của tiêu không còn khó chịu mà khiến ta ấm áp hơn nhiều lắm.
- Bún gỏi dà
Với xuất phát điểm là gỏi cuốn, bún gỏi dà được biến tấu dần dần và trở thành món khoái khẩu của người dân bản xứ. Bún gỏi dà gồm các nguyên liệu chính như các thành phần trong món gỏi cuốn: bún tươi, rau sống, giá đỗ, thịt ba rọi, tôm, đậu phộng, tương xay và thêm một số phụ liệu khác như sườn non, nước dùng.
Nước dùng cùa bún gỏi dà được ninh từ xương heo, chế thêm nước me chua nhẹ và tương hạt thơm. Nhìn tô bún với những con tôm đỏ au, thịt ba rọi ngon, giá đỗ, sườn non, chút rau xanh, đậu phộng rang và tương phía trên, cùng nước dùng xâm xấp, khó có ai làm ngơ được.
Bún gỏi dà khi ăn phải cho thêm tương ớt, vắt miếng chanh vào mới đúng chuẩn. Từng miếng bún dai mềm hòa chung nước dùng ngọt thanh và các thành phần khác tạo nên món ăn ngon và hấp dẫn với cả những người khó tính nhất.
- Bún nước lèo
Nghe cái tên bún nước lèo hẳn nhiều người không muốn thử ăn. Ấy là vì chỉ bún với nước lèo có gì mà ham. Tuy nhiên, nếu ông thử chắc chắn sẽ tiếc húi hụi khi nhìn hình ảnh của loại bún đặc biệt này.
Nước lèo hay nước dùng của bún này được nấu theo phương pháp riêng nên trong vắt, không hề có chút cặn nào. Nước lèo thơm vị cá lóc đồng, sả và nhiều loại gia vị khác. Bún trước khi cho vào tô, được trụng qua nước sôi, thêm tôm, thịt cá phi lê, thịt heo quay… rồi chan ngập nước lèo. Bún này phục vụ cùng đĩa rau sống đủ loại: bắp chuối, húng thơm, húng quế, hẹ, giá sống…
Để tròn vị hơn, bạn có thể vắt thêm chanh, cho ớt tươi vào tô bún và trộn đều. Cái hương thơm dịu của cá cùng với mặn mòi nước mắm làm tôn lên cảm giác nơi đầu lưỡi: ngọt tôm cá, giòn béo thịt quay và dịu dịu của nước lèo rất khác với bún bò Huế hay phở. Bún nước lèo trong veo là đặc trưng của riêng miệt vườn, của riêng Sóc Trăng.
Post a Comment