Có một Vàn Chảy không như thế!
(TTO) - Tôi luôn nhớ về một Vàn Chảy không như thế. Ai dám quay lại Vàn Chảy sau một thời gian nữa, khi bãi biển xinh đẹp và giá trị này đã và sẽ trở nên xấu xí, ô nhiễm, xô bồ?
< Bãi biển Vàn Chảy với bãi cát trắng tinh 10 năm trước.
Trở lại đảo Cô Tô (Quảng Ninh) sau 10 năm, tôi không khỏi bất ngờ và choáng ngợp trước sự thay đổi của thị trấn, mặc dù cũng đã ít nhiều biết được điều đó qua các thông tin trên mạng internet. Du lịch phát triển đem lại cho đảo một nguồn lợi kinh tế đáng kể, giúp cuộc sống bà con ngoài đảo được cải thiện, có thêm đồng ra đồng vào, thậm chí là làm giầu.
< Một góc biển Vàn Chảy ngày ấy.
Nhưng, có một điều gì “không ổn” khiến tôi thấy lòng mình như co lại, tôi không thấy cái cảm giác “an toàn” xưa cũ năm nào mình đã từng trải nghiệm. Nhà cửa hàng quán chen chúc, biển hiệu thò ra thụt vào sắc màu lòe loẹt, những gương mặt người hối hả, lạnh lùng. Bạn đã nói có phần nào rất đúng, nếu tìm đến Cô Tô để trốn bỏ phồn hoa phố thị mà lại ở thị trấn thì đừng đi!
Trong ký ức, bãi biển Vàn Chảy (đảo Cô Tô lớn) luôn đóng đinh với một bức tranh chiều xanh ngắt, một bờ cát dài trắng muốt, những con sóng lớn chồm lên xô vào bờ cát, một bên là những khối đá ong dập dờn trong làn nước, dăm chiếc thuyền nan bình thản buông neo.
Trái ngược với Hồng Vàn luôn sóng yên bể lặng, hoa rau muống biển duỗi dài mình trên cát, Vàn Chảy ngày ấy mang trên mình vẻ đẹp vừa dữ dội vừa dịu êm, vừa ồn ào vừa lặng lẽ.
< Lối xuống biển đầy hoa cỏ dại níu chân người nay còn đâu?
Một bãi tắm hoang sơ và cách xa khu dân cư, chưa có bất kỳ sự hiện diện của một dịch vụ du lịch nào, ngôi nhà nghỉ gần nhất cũng cách cả kilomet và con đường vào Vàn Chảy đơn giản chỉ là một lối mòn.
10 năm là một quãng thời gian không ngắn. Nhà cửa đã bám đường ra đến giáp biển dù lối vào Vàn Chảy cả ở hai phía vẫn chỉ như một lối mòn, rông hơn một chút đủ để khách thoải mái phóng xe máy hoặc đi xe điện vào tận nơi mà không phải cân nhắc e dè.
Tôi gửi xe máy dưới vòm cây dứa dại, một khoảng đất con con nhưng đầy xe, hẳn du khách đến đây không ít tẹo nào. Bước thấp bước cao trên rãnh cát hướng về Vàn Chảy, nơi tôi đang đợi chờ một hoàng hôn tím lịm trên bãi biển hoang sơ đẹp đến nức lòng tôi đã từng chiêm ngưỡng trong quá khứ và giờ đây đã trở nên nổi tiếng vô cùng qua internet.
< Dãy lán trại chiếm gần như trọn vẹn bờ biển Vàn Chảy thơ mộng.
Nhưng, lại nhưng... ánh mắt tôi khựng lại, tưởng như máu trong tim đông đặc khi đập vào mắt là một hình ảnh chưa bao giờ tôi nhìn thấy ở một bãi biển nào. Một dãy lán trại lụp xụp cắm chân trên bãi cát, nơi thủy triều đang rút ra khơi để lại một cơ số rác rưởi bám vào chân cột nhà, nước biển sủi bọt loang lổ.
Bên dưới dãy lán trại được lợp bằng một thứ vải gai màu đen là một hệ thống sạp, giát giường, bàn ghế, võng dù các kiểu lộn xộn bày biện. Không hiểu người ta bày ra cái lán trại như thế này để làm gì, khi triều chưa rút hẳn thì nước vẫn đang ngập ngụa.
Tò mò hỏi người phụ nữ đang quét dọn rác ở lối đi giữa lán trại và những nhà hàng được xây dựng bám sát vào rừng cây, thứ mà 10 năm trước đây tôi không nhìn thấy ở Vàn Chảy, thì mới hiểu ra. Những cái lán này được làm ra để phục vụ du khách ra Vàn Chảy, sau khi tắm ở ngoài kia, nơi những con sóng to đang cuốn mình ào ạt, và khi triều rút hẳn, những tấm sạp, giát giường kia sẽ được trải chiếu lên để biến thành một bàn ăn nhậu hải sản thâu đêm.
< Hàng quán chật như nêm trên bờ biển Vàn Chảy.
Dãy lán trại và nhà hàng ấy đã chiếm gần như trọn vẹn bờ biển Vàn Chảy thơ mộng và lãng mạn thuở nào, còn góc bên tay phải dư ra được một bờ cong nhỏ, có một nhóm phượt nào đó đang cắm lều, xung quanh cây cối gãy ngổn ngang, vỏ hộp, vỏ túi bóng nằm rải rác.
Rùng mình. Tôi không nghĩ mình có thể lại ngồi lên chiếc sạp tù túng đang ngập trong nước biển sủi bọt loang lổ kia, để thưởng thức một bữa tối ngon miệng. Một cảm giác tiếc nuối dâng lên trong lòng khiến tôi nghẹn lại. Chỉ muốn hỏi, vì sao, vì sao lại có thể “cưỡng bức” biển cả thế này?
Tại sao không ai trong những người có trách nhiệm ở hòn đảo này có cái nhìn xa hơn về du lịch bền vững, về phát triển ổn định và dài hạn, thay vì sự tùy tiện và thứ tư duy làm ăn kinh tế “hớt váng sữa” vội vàng, chộp giật như này? Ai dám quay lại Vàn Chảy sau một thời gian nữa, khi bãi biển xinh đẹp và giá trị này đã và sẽ trở nên xấu xí, ô nhiễm, xô bồ, xuống cấp bởi các dịch vụ phục vụ du lịch vô tội vạ và bát nháo?
< Một nhóm bạn cắm lều trên bãi biển, xung quanh cây gãy ngổn ngang và đầy rác.
Tôi đã từng có nhiều dịp khám phá biển đảo Phillipines, Thái Lan, Malaysia... và thấy các bạn láng giềng luôn giữ gìn các bãi biển sạch sẽ và tự nhiên nhất có thể. Các dịch vụ du lịch được đáp ứng bài bản và luôn có một khoảng lùi nhất định trước biển, nhưng lại rất hút khách đến và quay trở lại, thực sự là một thứ công cụ “hái ra tiền”.
So với các nước bạn, biển đảo của chúng ta có thua kém gì về “nhan sắc”, nhưng với cung cách làm ăn “không cần có ngày mai” như hiện tại, không biết những Hồng Vàn, Vàn Chảy, Cô Tô con, Minh Châu, Sơn Hào... sẽ cầm cự được bao lâu?
Tôi luôn nhớ về một Vàn Chảy không như thế! Nhưng hôm nay, tôi thấy mình bất lực, Vàn Chảy ơi!
< Bãi biển Vàn Chảy với bãi cát trắng tinh 10 năm trước.
Trở lại đảo Cô Tô (Quảng Ninh) sau 10 năm, tôi không khỏi bất ngờ và choáng ngợp trước sự thay đổi của thị trấn, mặc dù cũng đã ít nhiều biết được điều đó qua các thông tin trên mạng internet. Du lịch phát triển đem lại cho đảo một nguồn lợi kinh tế đáng kể, giúp cuộc sống bà con ngoài đảo được cải thiện, có thêm đồng ra đồng vào, thậm chí là làm giầu.
< Một góc biển Vàn Chảy ngày ấy.
Nhưng, có một điều gì “không ổn” khiến tôi thấy lòng mình như co lại, tôi không thấy cái cảm giác “an toàn” xưa cũ năm nào mình đã từng trải nghiệm. Nhà cửa hàng quán chen chúc, biển hiệu thò ra thụt vào sắc màu lòe loẹt, những gương mặt người hối hả, lạnh lùng. Bạn đã nói có phần nào rất đúng, nếu tìm đến Cô Tô để trốn bỏ phồn hoa phố thị mà lại ở thị trấn thì đừng đi!
Trong ký ức, bãi biển Vàn Chảy (đảo Cô Tô lớn) luôn đóng đinh với một bức tranh chiều xanh ngắt, một bờ cát dài trắng muốt, những con sóng lớn chồm lên xô vào bờ cát, một bên là những khối đá ong dập dờn trong làn nước, dăm chiếc thuyền nan bình thản buông neo.
Trái ngược với Hồng Vàn luôn sóng yên bể lặng, hoa rau muống biển duỗi dài mình trên cát, Vàn Chảy ngày ấy mang trên mình vẻ đẹp vừa dữ dội vừa dịu êm, vừa ồn ào vừa lặng lẽ.
< Lối xuống biển đầy hoa cỏ dại níu chân người nay còn đâu?
Một bãi tắm hoang sơ và cách xa khu dân cư, chưa có bất kỳ sự hiện diện của một dịch vụ du lịch nào, ngôi nhà nghỉ gần nhất cũng cách cả kilomet và con đường vào Vàn Chảy đơn giản chỉ là một lối mòn.
10 năm là một quãng thời gian không ngắn. Nhà cửa đã bám đường ra đến giáp biển dù lối vào Vàn Chảy cả ở hai phía vẫn chỉ như một lối mòn, rông hơn một chút đủ để khách thoải mái phóng xe máy hoặc đi xe điện vào tận nơi mà không phải cân nhắc e dè.
Tôi gửi xe máy dưới vòm cây dứa dại, một khoảng đất con con nhưng đầy xe, hẳn du khách đến đây không ít tẹo nào. Bước thấp bước cao trên rãnh cát hướng về Vàn Chảy, nơi tôi đang đợi chờ một hoàng hôn tím lịm trên bãi biển hoang sơ đẹp đến nức lòng tôi đã từng chiêm ngưỡng trong quá khứ và giờ đây đã trở nên nổi tiếng vô cùng qua internet.
< Dãy lán trại chiếm gần như trọn vẹn bờ biển Vàn Chảy thơ mộng.
Nhưng, lại nhưng... ánh mắt tôi khựng lại, tưởng như máu trong tim đông đặc khi đập vào mắt là một hình ảnh chưa bao giờ tôi nhìn thấy ở một bãi biển nào. Một dãy lán trại lụp xụp cắm chân trên bãi cát, nơi thủy triều đang rút ra khơi để lại một cơ số rác rưởi bám vào chân cột nhà, nước biển sủi bọt loang lổ.
Bên dưới dãy lán trại được lợp bằng một thứ vải gai màu đen là một hệ thống sạp, giát giường, bàn ghế, võng dù các kiểu lộn xộn bày biện. Không hiểu người ta bày ra cái lán trại như thế này để làm gì, khi triều chưa rút hẳn thì nước vẫn đang ngập ngụa.
Tò mò hỏi người phụ nữ đang quét dọn rác ở lối đi giữa lán trại và những nhà hàng được xây dựng bám sát vào rừng cây, thứ mà 10 năm trước đây tôi không nhìn thấy ở Vàn Chảy, thì mới hiểu ra. Những cái lán này được làm ra để phục vụ du khách ra Vàn Chảy, sau khi tắm ở ngoài kia, nơi những con sóng to đang cuốn mình ào ạt, và khi triều rút hẳn, những tấm sạp, giát giường kia sẽ được trải chiếu lên để biến thành một bàn ăn nhậu hải sản thâu đêm.
< Hàng quán chật như nêm trên bờ biển Vàn Chảy.
Dãy lán trại và nhà hàng ấy đã chiếm gần như trọn vẹn bờ biển Vàn Chảy thơ mộng và lãng mạn thuở nào, còn góc bên tay phải dư ra được một bờ cong nhỏ, có một nhóm phượt nào đó đang cắm lều, xung quanh cây cối gãy ngổn ngang, vỏ hộp, vỏ túi bóng nằm rải rác.
Rùng mình. Tôi không nghĩ mình có thể lại ngồi lên chiếc sạp tù túng đang ngập trong nước biển sủi bọt loang lổ kia, để thưởng thức một bữa tối ngon miệng. Một cảm giác tiếc nuối dâng lên trong lòng khiến tôi nghẹn lại. Chỉ muốn hỏi, vì sao, vì sao lại có thể “cưỡng bức” biển cả thế này?
Tại sao không ai trong những người có trách nhiệm ở hòn đảo này có cái nhìn xa hơn về du lịch bền vững, về phát triển ổn định và dài hạn, thay vì sự tùy tiện và thứ tư duy làm ăn kinh tế “hớt váng sữa” vội vàng, chộp giật như này? Ai dám quay lại Vàn Chảy sau một thời gian nữa, khi bãi biển xinh đẹp và giá trị này đã và sẽ trở nên xấu xí, ô nhiễm, xô bồ, xuống cấp bởi các dịch vụ phục vụ du lịch vô tội vạ và bát nháo?
< Một nhóm bạn cắm lều trên bãi biển, xung quanh cây gãy ngổn ngang và đầy rác.
Tôi đã từng có nhiều dịp khám phá biển đảo Phillipines, Thái Lan, Malaysia... và thấy các bạn láng giềng luôn giữ gìn các bãi biển sạch sẽ và tự nhiên nhất có thể. Các dịch vụ du lịch được đáp ứng bài bản và luôn có một khoảng lùi nhất định trước biển, nhưng lại rất hút khách đến và quay trở lại, thực sự là một thứ công cụ “hái ra tiền”.
So với các nước bạn, biển đảo của chúng ta có thua kém gì về “nhan sắc”, nhưng với cung cách làm ăn “không cần có ngày mai” như hiện tại, không biết những Hồng Vàn, Vàn Chảy, Cô Tô con, Minh Châu, Sơn Hào... sẽ cầm cự được bao lâu?
Tôi luôn nhớ về một Vàn Chảy không như thế! Nhưng hôm nay, tôi thấy mình bất lực, Vàn Chảy ơi!
Post a Comment