Tháng ‘cô hồn’ và lễ Vu lan...
Bắt đầu từ ngày 1.7 âm lịch, mở đầu tháng 'cô hồn' theo quan niệm dân gian. Dân gian cũng cho rằng ngày rằm tháng 7 âm lịch là ngày xá tội vong nhân khi Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan.
Nguồn gốc “cô hồn”
Theo quan niệm của người Việt, con người bao gồm hai phần là phần hồn và phần xác. Khi chết đi, phần hồn vẫn còn tồn tại, người nào khi sống ăn ở hiền lương, tích đức thì được đầu thai thành kiếp khác, ngược lại người nào tạo nên nhiều nghiệt (làm việc ác) thì bị đày xuống địa ngục làm quỷ đói và chịu nhiều hình thức tra tấn dã man.
Câu chuyện được mọi người truyền nhau về tháng này là từ mùng 2.7, Diêm Vương cho mở Quỷ Môn Quan để ma quỷ tự do đi theo bốn hướng, thường là trở về tìm gặp bạn bè, gia đình mong được giúp đỡ để sớm siêu thoát. Đến sau 12 giờ đêm ngày 14.7 thì các ma quỷ phải quay trở về địa ngục.
Lưu truyền qua nhiều đời bằng hình thức truyền miệng, cho đến nay, người Việt thường cúng cô hồn vào ngày mùng 2, 15, 16.7, một số nơi cúng sớm hơn hoặc trễ hơn nhưng đều cúng vào buổi chiều tối. Vì tin như vậy nên người Việt thường sắm cỗ cúng “cô hồn” để chúng không quấy phá.
Nhiều người còn gọi rằm tháng 7 là “Tết quỷ” nhưng thật ra khái niệm này là của Đạo giáo Trung Quốc. Trong dân gian, người Việt gọi đây là dịp “Địa quan xá tội” hay “Xá tội vong nhân”.
Lễ Vu lan
Lễ Vu lan hay còn gọi là Lễ báo hiếu, đây là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo. Nguồn gốc của Lễ Vu lan gắn với sự tích về Bồ tát Mục Kiều Liên cứu mẹ.
Mục Kiều Liên là một trong mười đại đệ tử của Phật, được Phật Thích Ca khen ngợi là “thần thông đệ nhất” trong hàng đệ tử, có mẹ là bà Thanh Đề, không tin Phật, phỉ báng Phật giáo.
Có câu chuyện nói rằng bà Thanh Đề làm bánh bao nhân thịt chó mời các vị sư ăn, khi các vị sư ăn xong phạm vào điều cấm của nhà Phật nhưng bà Thanh Đề là người mang tội (lại có chuyện nói bao nhiêu tiền con đem về bà Thanh Đề phung phí nhưng nói dối là cúng chùa).
Khi chết đi bà Thanh Đề biến thành con ma đói, bụng to như cái bồn nhưng cái miệng rất nhỏ nên bụng đói nhưng ăn không được. Mục Kiều Liên dùng mất thần nhìn thấy mẹ ở dưới địa ngục như vậy nên đã xuống dâng cho mẹ một chén cơm nhưng khi cầm chén cơm thì chén cơm biến thành lửa.
Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi tránh không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng thức ăn đã hóa thành lửa đỏ.
Mục Kiều Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật nói rằng vì mẹ của Mục Kiều Liên tạo nghiệt quá nặng nên chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để vận động chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó.
Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Kiều Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp). Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời.
Thực hư những điều kiêng kỵ
Ở nông thôn Việt Nam xưa, đất đai còn trống vắng, cây cỏ lại nhiều mà niềm tin vào ma quỷ lại gắn liền với sinh thái nên người dân cho rằng ở nơi nào trống vắng là nơi đó có ma quỷ. Người Việt quan niệm rằng tháng “cô hồn” là tháng của ma quỷ, không đem lại may mắn nên không thuận tiện với việc cưới hỏi, mua sắm, khai trương, đi xa. Mọi người truyền tai nhau những điều cấm kỵ trong tháng “cô hồn”, qua nhiều đời dần trở thành phong tục riêng của dân tộc.
Một số điều cấm kỵ được mọi người truyền tai nhau như: không treo chuông gió ở đầu giường; không đi chơi đêm; không nhổ lông chân; không tùy tiện đốt vàng mã; không ăn đồ cúng; phụ nữ và trẻ em không phơi đồ ở ngoài vì ma quỷ đi qua sẽ ướm thử và để lại “quỷ khí” làm người mặc đau ốm; không chụp ảnh ban đêm vì như vậy sẽ dễ thấy ma quỷ trong bức ảnh; không bơi lội,…
Tuy nhiên, một số điều cấm kỵ không có căn cứ, số còn lại là những lời truyền miệng xuất phát từ những đặc điểm thời tiết của tháng 7.
Tháng 7 là tháng mưa nhiều không thuận tiện cho việc tổ chức cưới hỏi, khởi công. Vì mưa nhiều nên việc bơi lội, phơi đồ ở ngoài cũng dễ bị nhiễm lạnh dẫn đến đau ốm. Đồ cúng để ngoài trời nguội lạnh khi ăn cũng không tốt cho sức khỏe. Việc kiêng chụp ảnh là do thời xưa chưa có máy ảnh, người dân chỉ đi tìm người vẽ chân dung khi chuẩn bị qua đời cần ảnh để bày lên bàn thờ.
Còn lại những điều kiêng kỵ như không nhổ lông chân, không treo chuông gió đầu giường hay tùy tiện đốt giấy tiền là phi thực tế.
Cúng “cô hồn” như thế nào?
Người xưa cúng cô hồn ở các ngã ba đường. Vì ngã ba đường được xem là nơi giao lưu, những người đi bộ thường gặp nhau ở đây, người ta nói ma quỷ cũng đi theo những con đường của con người nên đây cũng là nơi ma quỷ hay đi qua. Vật cúng mang ra rồi thì ai lấy cũng được, người cúng không mang về, nếu không có ai lấy thì phải bỏ luôn.
“Cô hồn” được xem như một loại hình ma quỷ không tuân theo một nguyên tắc nào nên vì một miếng ăn họ sẽ giành giật với nhau. Những người đến giật được xem như sự tái hiện của những cô hồn, gia chủ vui mừng vì xem như khi cúng đã được cô hồn chứng.
Cũng theo quan niệm của người Việt, nếu ngày này vừa mang đồ cúng nhưng chưa kịp thắp nhang đã có người đến giật thì phải quăng hết đồ cúng đi, không được giật lại vì như vậy là giành giật với “cô hồn”. Hay trong thời gian thắp nhang có người trực chờ sẵn để giật thì đó là điều may mắn với gia chủ.
Ngày nay, mâm cỗ cúng cô hồn thường có: 1 đĩa muối, gạo, cháo trắng loãng, giấy áo, giấy tiền, mía, bánh kẹo tiền mặt (tiền thật), trái cây 5 màu, khoai lang lục, 3 ly nước, 3 cây nhang và 2 ngọn nến.
Sở dĩ cháo không thể thiếu cháo loãng vì dân gian quan niệm rằng những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp nên không thể nuốt được thức ăn thông thường. Muối và gạo sau khi cúng xong phải rải xuống đường mang ý nghĩa tiễn cô hồn đi.
Như vậy, những điều kiêng kỵ trong tháng “cô hồn” đều thiếu cơ sở khoa học mà chỉ là thói quen và tâm lý “có kiêng có lành” của người Việt.
Nguồn gốc “cô hồn”
Theo quan niệm của người Việt, con người bao gồm hai phần là phần hồn và phần xác. Khi chết đi, phần hồn vẫn còn tồn tại, người nào khi sống ăn ở hiền lương, tích đức thì được đầu thai thành kiếp khác, ngược lại người nào tạo nên nhiều nghiệt (làm việc ác) thì bị đày xuống địa ngục làm quỷ đói và chịu nhiều hình thức tra tấn dã man.
Câu chuyện được mọi người truyền nhau về tháng này là từ mùng 2.7, Diêm Vương cho mở Quỷ Môn Quan để ma quỷ tự do đi theo bốn hướng, thường là trở về tìm gặp bạn bè, gia đình mong được giúp đỡ để sớm siêu thoát. Đến sau 12 giờ đêm ngày 14.7 thì các ma quỷ phải quay trở về địa ngục.
Lưu truyền qua nhiều đời bằng hình thức truyền miệng, cho đến nay, người Việt thường cúng cô hồn vào ngày mùng 2, 15, 16.7, một số nơi cúng sớm hơn hoặc trễ hơn nhưng đều cúng vào buổi chiều tối. Vì tin như vậy nên người Việt thường sắm cỗ cúng “cô hồn” để chúng không quấy phá.
Nhiều người còn gọi rằm tháng 7 là “Tết quỷ” nhưng thật ra khái niệm này là của Đạo giáo Trung Quốc. Trong dân gian, người Việt gọi đây là dịp “Địa quan xá tội” hay “Xá tội vong nhân”.
Lễ Vu lan
Lễ Vu lan hay còn gọi là Lễ báo hiếu, đây là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo. Nguồn gốc của Lễ Vu lan gắn với sự tích về Bồ tát Mục Kiều Liên cứu mẹ.
Mục Kiều Liên là một trong mười đại đệ tử của Phật, được Phật Thích Ca khen ngợi là “thần thông đệ nhất” trong hàng đệ tử, có mẹ là bà Thanh Đề, không tin Phật, phỉ báng Phật giáo.
Có câu chuyện nói rằng bà Thanh Đề làm bánh bao nhân thịt chó mời các vị sư ăn, khi các vị sư ăn xong phạm vào điều cấm của nhà Phật nhưng bà Thanh Đề là người mang tội (lại có chuyện nói bao nhiêu tiền con đem về bà Thanh Đề phung phí nhưng nói dối là cúng chùa).
Khi chết đi bà Thanh Đề biến thành con ma đói, bụng to như cái bồn nhưng cái miệng rất nhỏ nên bụng đói nhưng ăn không được. Mục Kiều Liên dùng mất thần nhìn thấy mẹ ở dưới địa ngục như vậy nên đã xuống dâng cho mẹ một chén cơm nhưng khi cầm chén cơm thì chén cơm biến thành lửa.
Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi tránh không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng thức ăn đã hóa thành lửa đỏ.
Mục Kiều Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật nói rằng vì mẹ của Mục Kiều Liên tạo nghiệt quá nặng nên chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để vận động chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó.
Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Kiều Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp). Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời.
Thực hư những điều kiêng kỵ
Ở nông thôn Việt Nam xưa, đất đai còn trống vắng, cây cỏ lại nhiều mà niềm tin vào ma quỷ lại gắn liền với sinh thái nên người dân cho rằng ở nơi nào trống vắng là nơi đó có ma quỷ. Người Việt quan niệm rằng tháng “cô hồn” là tháng của ma quỷ, không đem lại may mắn nên không thuận tiện với việc cưới hỏi, mua sắm, khai trương, đi xa. Mọi người truyền tai nhau những điều cấm kỵ trong tháng “cô hồn”, qua nhiều đời dần trở thành phong tục riêng của dân tộc.
Một số điều cấm kỵ được mọi người truyền tai nhau như: không treo chuông gió ở đầu giường; không đi chơi đêm; không nhổ lông chân; không tùy tiện đốt vàng mã; không ăn đồ cúng; phụ nữ và trẻ em không phơi đồ ở ngoài vì ma quỷ đi qua sẽ ướm thử và để lại “quỷ khí” làm người mặc đau ốm; không chụp ảnh ban đêm vì như vậy sẽ dễ thấy ma quỷ trong bức ảnh; không bơi lội,…
Tuy nhiên, một số điều cấm kỵ không có căn cứ, số còn lại là những lời truyền miệng xuất phát từ những đặc điểm thời tiết của tháng 7.
Tháng 7 là tháng mưa nhiều không thuận tiện cho việc tổ chức cưới hỏi, khởi công. Vì mưa nhiều nên việc bơi lội, phơi đồ ở ngoài cũng dễ bị nhiễm lạnh dẫn đến đau ốm. Đồ cúng để ngoài trời nguội lạnh khi ăn cũng không tốt cho sức khỏe. Việc kiêng chụp ảnh là do thời xưa chưa có máy ảnh, người dân chỉ đi tìm người vẽ chân dung khi chuẩn bị qua đời cần ảnh để bày lên bàn thờ.
Còn lại những điều kiêng kỵ như không nhổ lông chân, không treo chuông gió đầu giường hay tùy tiện đốt giấy tiền là phi thực tế.
Cúng “cô hồn” như thế nào?
Người xưa cúng cô hồn ở các ngã ba đường. Vì ngã ba đường được xem là nơi giao lưu, những người đi bộ thường gặp nhau ở đây, người ta nói ma quỷ cũng đi theo những con đường của con người nên đây cũng là nơi ma quỷ hay đi qua. Vật cúng mang ra rồi thì ai lấy cũng được, người cúng không mang về, nếu không có ai lấy thì phải bỏ luôn.
“Cô hồn” được xem như một loại hình ma quỷ không tuân theo một nguyên tắc nào nên vì một miếng ăn họ sẽ giành giật với nhau. Những người đến giật được xem như sự tái hiện của những cô hồn, gia chủ vui mừng vì xem như khi cúng đã được cô hồn chứng.
Cũng theo quan niệm của người Việt, nếu ngày này vừa mang đồ cúng nhưng chưa kịp thắp nhang đã có người đến giật thì phải quăng hết đồ cúng đi, không được giật lại vì như vậy là giành giật với “cô hồn”. Hay trong thời gian thắp nhang có người trực chờ sẵn để giật thì đó là điều may mắn với gia chủ.
Ngày nay, mâm cỗ cúng cô hồn thường có: 1 đĩa muối, gạo, cháo trắng loãng, giấy áo, giấy tiền, mía, bánh kẹo tiền mặt (tiền thật), trái cây 5 màu, khoai lang lục, 3 ly nước, 3 cây nhang và 2 ngọn nến.
Sở dĩ cháo không thể thiếu cháo loãng vì dân gian quan niệm rằng những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp nên không thể nuốt được thức ăn thông thường. Muối và gạo sau khi cúng xong phải rải xuống đường mang ý nghĩa tiễn cô hồn đi.
Như vậy, những điều kiêng kỵ trong tháng “cô hồn” đều thiếu cơ sở khoa học mà chỉ là thói quen và tâm lý “có kiêng có lành” của người Việt.
Post a Comment