Ghé Thăm Nhà Thờ Công Giáo Kiến Trúc Châu Âu Ngay Tại Việt Nam
Việt Nam là đất nước đa văn hoa, đa sắc tộc và tôn giáo. Bên cạnh những công trình kiến trúc phật giáo cổ kính hàng trăm năm tuổi thì còn có rất nhiều nhà thờ cổ kiến trúc độc đáo. Nhưng trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu các nhà thờ ít được du khách biết đến nhưng lại có kiến trúc tựa trời Âu.
Dù không được biết đến nhiều, nhưng các nhà thờ đá ở Việt Nam này vẫn thu hút du khách lần đầu đến bởi kiến trúc, hình thù của đá, nét cổ kính phong trần theo thời gian. Hãy cùng xem các nhà thờ đá ở Việt Nam ít người biết đến ngay dưới đây nhé.
1. Nhà Thờ Đá Sapa
Địa chỉ: Phố Hàm Rồng, Huyện Sapa, Lào Cai
Sapa là điểm đến có rất nhiều điều kì diệu về thiên nhiên, con người, cũng như bản sắc văn hóa dân tộc. Một nơi có rất nhiều danh lam thắng cảnh thu hút nhiều khách du lịch, trong đó phải kể tên nhà thờ Đá Sapa. Được xe là biểu tượng và là điểm đến vô cùng hấp dẫn, cũng là nơi sinh hoạt tôn giáo chính của giáo dân Sapa. Bây giờ, mời các bạn tìm hiểu xem nhà thờ đá Sapa có gì đặc biệt nhé.
Tọa lạc ngay trung tâm thị trấn Sapa, tại nhà thờ Đá Sapa du khách có thể ngắm nhìn 4 phía sẽ thấy được di tích độc đáo này. Ngay phía sau nhà thờ đá là dãy núi Hàm Rồng hùng vĩ. Nhà thờ đá Sapa chính là sự kết hợp của công trình biệt thự Chủ Cầu và khu huyện ủy cũ tạo thành tam giác cân đối mang đậm phong cách kiến trúc Pháp. Mang đâmn nét kiến trúc Gothic cổ đại, nó được thể hiện đậm nét qua phần mái, tháp chuông và vòm cuốn. Các điểm này đều mang lại sự thanh thoát, bay bổng cho toàn bộ công trình.
Phía trước nhà thờ là một khoảng sân rộng, hàng ngày người dân tộc tập trung tại đây để mua bán. Ở bên trong nhà thờ là giáo đường có 32 ô cửa kính mầu, vẽ hình các mầu nhiệm mân côi, các Thánh và chặng đường Thánh Giá. Khoảng sân phía trước còn là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa nghệ thuật truyền thống của bà con dân tộc nơi đây. Nếu đến đây vào thứ 7 hàng tuần du khách sẽ chứng kiến nhiều nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số hay có tên gọi là "chợ tình". Cùng với đó là các hoạt động cầu nguyện diễn ra vào cuối tuần.
Du khách đến nhà thờ đá Sapa vào mùa tuyết rơi phủ trắng núi rừng, thí nhà thờ không khác gì lâu đài cổ tích giữa tuyết trắng. Với lối kiến trúc cổ, mang đậm nét thời gian, tường đá rêu phong,… đầy bí ẩn. Tất cả tạo nên sự tò mò, mong muốn khám phá của khách lữ hành. Ngoài ra, nhà thờ ẩn hiện dưới làn sương mờ ảo không khỏi khiến lòng người bâng khuâng.
2. Nhà Thờ Đá Tam Đảo
Địa chỉ: dốc Tam Đảo, TT. Tam Đảo, Tam Đảo, Vĩnh Phúc
Nhà thờ đá Tam Đảo là công trình kiến trúc cổ, một tuyệt tác của đá bền vững theo thời gian, vẫn uy nghi, khoáng đạt giữa nền trời hùng vĩ, nên thơ. Nhà thờ là điểm du lịch duy nhất ở Tam Đảo còn sót lại từ thời Pháp thuộc. Tọa lạc ngay trung tâm thị trấn Tam Đảo, nhà thờ là điểm đến đầu tiên du khách đặt chân đến đầu tiên. Du khách sẽ cảm nhận được chút lịch sử còn lại được lưu trữ taị nơi đây cũng như vẻ đẹp cổ kính vẫn được Tam Đảo gìn giữ đến tận bây giờ.
Nhà thờ đá Tam Đảo nằm ở trên triền núi cao bên đường dẫn lên dỉnh núi Thiên Nhị, tại trung tâm thị trấn Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Vì thế, khi đứng ở vị trí nào trong thị trấn Tam Đảo, du khách đều có thể chiêm ngưỡng được toàn cảnh của nhà thờ. Nhà thờ đá được xây dụng hoàn toàn bằng đá khiến nơi đây trở nên trầm mặc, cổ kính hơn. Là một trong những nhà thờ đá nổi tiếng ở Việt Nam, trải qua thời gian dài, công trình kiến trúc này vẫn giữ nguyên sức sống và vẻ đẹp ấn tượng của nó.
Được xây dựng vào năm 1906, nhà thờ đá Tam Đảo lúc đầu chỉ là ngôi nhà sàn lợp lá, mãi đến năm 1937 mới được xây dựng lại bằng đá theo mô hình kiến trúc Gothic. Đây là một trong bốn ngôi nhà thờ đá nổi tiếng ở Việt Nam, cùng với ba nhà thờ đá khác là Phát Diệm (Ninh Bình), nhà thờ đá Sa Pa (Lào Cai) và nhà thờ đá Nha Trang (Khánh Hòa).
Lối kiến trúc Gothic với thiết kế không có trụ, mái vòm có kích thước 12x22m. Nhà thờ cao vút, ngay từ phía xa trong làn sương mù mờ ảo, du khách có thể thấy hình dáng nhà thờ mang phong cách châu Âu cổ điển trong không gian mờ ảo ở núi rừng thơ mộng Tam Đảo. Bên cạnh đó còn có tháp chuông cao lên tới 19m, đây là điểm nhấn giúp cho nhà thờ cổ thêm phần nguy nga, tráng lệ và cũng đầy kiêu sa.
Nhà thờ với hai tầng rộng rãi, có sức chứa lên tới hàng trăm người, phù hợp cho các ngày lễ lớn. Tầng dưới là không gian rộng, cho mọi người tham quan với hai dãy cầu thang bằng đá xanh mát ở hai bên dẫn lên tiền diện và hậu diện của tầng trên. Ở chính giữa khuôn viên hai tầng chính là thánh đường và một khoảng sân rộng tạo điều kiện cho mọi người thưởng ngoại, hóng mát và làm lễ cầu nguyện khi hoàng hôn buông xuống.
Ngày nay, dù trải qua hàng trăm năm lịch sử với bao nhiêu thăng trầm, từng khối đá trên từng vách tường vẫn còn giữ nét thiết kế tài tình, hình ảnh hoa văn đá nổi hình lục giác, ngũ giác được gìn giữ nguyên vẹn. Có thể thấy được rằng, nét đẹp lối kiến trúc nhẹ nhàng, lãng mạn không kém phần cổ kính được người Pháp từ xa xưa truyền vào trong những công trình kiến trúc vẫn để lại trong lòng người thưởng thức một kỷ niệm đẹp khó quên cho đến tận bây giờ.
3. Nhà Thờ Đá Phát Diệm
Địa chỉ: thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
Nhà thờ Chính tòa Phát Diệm (hay còn gọi là nhà thờ đá Phát Diệm) là ngôi thánh đường cổ kính hơn 100 năm tuổi được xây dựng trong suốt 30 năm. Công trình làm hoàn toàn bằng đá và gỗ lim được mệnh danh là "kinh đô Công giáo Việt Nam". Nhà thờ đá Phát Diệm là quần thể nhà thờ Công giáo được đánh giá đẹp nhất Việt Nam. Công trình này tọa lạc ở thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội khoảng 120 km, với diện tích 22ha.
Điểm nổi bật chính của công trình nhà thờ này là Phương Đình, có chiều cao 25 m, rộng 17 m và dài 24 m, vật liệu được sử dụng là đá phiến. Quần thể nhà thờ gồm 3 tầng, tầng lớn nhất được sử dụng chất liệu đá xanh, ở tầng trên cùng có quả chuông nặng 2 tấn, cao đến 1,9 m. Nếu hướng tầm mắt từ vị trí này, du khách có thể bao quanh được mọi cảnh vật xung quanh. Ngay ở vị trí trung tâm là khu nhà thờ lớn, có chiều dài 74 m, rộng 21 m, cao 15m, có bốn mái và năm lối ra vào được chạm trổ tinh xảo. Gian chính của thánh đường đặt một bàn thờ lớn bằng đá nguyên khối năng 20 tấn, mặt trước và sau được chạm khắc các loài hoa đặc trung bốn mùa.
Nhà thờ Phát Diệm độc đáo ở chỗ mặc dù là công trình Công giáo nhưng được mô phỏng theo những nét kiến trúc đình chùa truyền thống của Việt Nam với vô số mái cong hình mũi thuyền. Nhà thờ được xây dựng hoàn toàn bằng vật liệu gỗ lim, Gỗ được lấy từ nhiều địa phương.... còn đá được đưa về từ núi Thiện Dưỡng cách Phát Diệm 30 km, đá quý hơn lấy ở núi Nhồi gần tỉnh lỵ Thanh Hóa, cách 60 km.
Nhà thờ đá Phát Diệm còn có nhiều chi tiết được chạm trổ rất tinh xảo. Quanh công trình còn được bài trí vô số hình tượng thân thuộc được lấy từ các làng quê Việt Nam như tùng, cúc, trúc, mai hay hoa sen... Ngoài ra, còn có những bức phù điêu được tạc từ đá xanh nguyên khối mô phỏng các tích truyện được kể lại theo Kinh Thánh của người Công giáo.
Trải qua hơn 100 tồn tại, và nhiều biến cố từ chiến tranh, thiên tai, nhưng công trình vẫn khá vững chãi và được giữ gìn nguyên trạng cho đến ngày nay. Quần thể kiến trúc nhà thờ Phát Diệm được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1988. Và tỉnh Ninh Bình cùng các cơ quan đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận nhà thờ Phát Diệm là di sản văn hóa thế giới.
4. Nhà Thờ Đá Nha Trang
Địa chỉ: 1 Thái Nguyên, Phước Tân, Thành phố Nha Trang, Khánh Hòa
Nhà thờ đá Nha Trang (nhà thờ núi) là một nhà thờ công giáo ở Nha Trang được xây dựng từ thời Pháp thuộc nên mang đậm phong cách Pháp. Đến với Nha Trang ngoài việc nghỉ ngơi thư giãn, tắm biển hay chiêm ngưỡng những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp du khách cũng có thể cân nhắc tham quan, tìm hiểu về các di tích lịch sử độc đáo này cũng khá thú vị.
Nhà thờ đá Nha Trang với tên gọi chính thức là nhà thờ Chánh tòa Kitô Vua, nhưng người dân nơi đây thường gọi với cái tên thân thuộc là nhà thờ Núi. Với diện tích 720m vuông tọa lạc tại độ cao 12m nằm giữa trung tâm thành phố, nhà thờ đá Nha Trang mang nét kiến trúc độc đáo đậm phong cách Pháp là điểm đến thu hút rất nhiều du khách, các nhà quay phim và nhiếp ảnh gia trong và ngoài nước.
Nhà thờ đá Nha Trang có 3 điểm nổi bật thu hút khá đông du khách đến với mục đích khám phá nét độc đáo và cổ kính của nhà thờ. Đầu tiên là kiến trúc nhà thờ được xây dựng theo lối kiến trúc pháp với sự tư vấn tài ba của kiến trúc sư Nesty, người Pháp và sự quản lý của linh mục Loui Vallet. Thứ hai, nhà thờ đá Nha Trang được người dân địa phương sử dụng khoảng 500 vỏ trái mìn để tạo mặt bằng trên đỉnh núi. Cuối cùng, nhà thờ đá có một gác chuông cao ở chính giữa, nơi treo 3 quả chuông - điểm dễ nhận biết của các nhà thờ Công giáo phương Tây.
Phong cách kiến trúc Gothic của nhà thờ đá Nha Trang được thể hiện rõ nét qua các thiêt kế vòm cuốn hình múi uốn cong, rộng, hướng lên bầu trời. Các hoa văn được trang trsi bắt mắt, chủ yếu sử dụng những đoạn thẳng, tạo nên vẻ đẹp dung dị nhưng không kém phần nghiêm trang. Điểm nổi bật nhất của nhà thờ đá Nha Trang chính là khu Thánh đường, nơi mà các cửa vòm được lắp bằng những loại kính nhiều màu như đỏ, xanh, khi ánh nắng mặt trời soi rọi sẽ tạo nên vẻ đẹp rực rỡ, lung linh và vô cùng sang trọng.
Phía bên phải theo lối đi len nhà thờ là những hộc nhỏ được ghép vào tường đá đựng các di cốt người quá cố. Ngược lại bên trái kéo dài đến tận mặt tiền của nhà thờ là cụm tượng 14 chặng đường Thánh giá, tượng 12 thánh tông đồ, tượng 24 vị thánh và tượng Chúa Kitô Vua. Tất cả đã tạo nên một bức tranh sinh động và đầy màu sắc. Ngay từ xa, nhà thờ đá ở Việt Nam giống như lâu đài cổ La Mã, đứng vững chãi và hiên ngang trước mưa nắng, gió sương hơn 80 năm qua.
Ở Việt Nam có rất nhiều nhà thờ đá đẹp và nổi tiếng. Trong đó, 4 nhà thờ đá ở Việt Nam được kể ở trên chính là điểm check in mà du khách không thể bỏ qua khi có dịp đến du lịch. Đa số nhà thờ mang một phong cách kiến trúc Châu Âu, tạo nên dấu ấn khác biệt so với nhiều công trình kiến trúc tôn giáo khác ở Việt Nam.
Post a Comment