Mơ xanh trên làng cổ Phong Nam
(TTO) - Giữa trưa hè nắng gắt, đang trên quốc lộ 1A hướng về phía trung tâm TP Đà Nẵng, tình cờ nhìn GoogleMap thấy hiện lên chấm xanh: làng cổ Phong Nam cách quốc lộ chừng 2km. Vậy là chúng tôi ngẫu hứng tạt vào.
Làng Phong Nam thuộc xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, cách trung tâm TP Đà Nẵng khoảng 10km về phía Tây Nam. Trên bản đồ du lịch, làng Phong Nam được du khách biết đến với những công trình kiến trúc nhà cổ, miếu đình tồn tại cách đây hơn 100 năm, với những con đường làng yên vắng thanh bình như dẫn du khách về một hành trình quá khứ đầy hoài niệm. Nhưng trong chuyến thăm làng ngẫu hứng này, có lẽ ấn tượng nhất đối với chúng tôi là những vườn rau mơ.
< Rau mơ góp phần tạo nên vẻ đẹp bình dị cho làng cổ Phong Nam.
Con đường bê tông nhỏ đưa chúng tôi vào một đồng quê ngát xanh. Màu xanh lá mạ non, màu xanh thẫm núi rừng xa xa, rồi cả bầu trời xanh ngắt hút hút trong tầm mắt... Nhưng ngạc nhiên hơn là màu xanh mướt xen lẫn màu nâu tím nhạt của lá mơ mở ra trước mắt giữa trưa hè nắng nóng.
< Rau mơ men theo lối nhỏ đường bê tông vào làng.
Ngược dòng lịch sử, làng Phong Nam vốn là một trong những vùng đất được khai thác sớm từ thời Chăm. Đến thời Trần, Lê, những cư dân Đại Việt đầu tiên đặt chân lên vùng đất này sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước, các loại nông sản ngô, khoai, mè...
< Nhà cách nhà bởi hàng rào rau mơ.
Về sau, người dân nhanh chóng phát hiện sự thuận lợi của điều kiện tự nhiên. Làng nằm ven sông Cầu Đỏ, đất đai màu mỡ, ẩm ướt nên nhiều gia đình còn trồng thêm các loại rau, đặc biệt là mơ.
Ban đầu chỉ vài nhà trồng dùng để bổ sung nguồn thực phẩm, chế biến các món ăn trong gia đình. Thương lái ngang qua vùng, thấy vườn rau xanh mướt hỏi mua về phố hay mang đi các ngả chợ. Rồi nhà hàng, quán ăn ở Đà Nẵng, Quảng Nam nghe danh rau mơ làng cổ Phong Nam tìm đến mua, đặt hàng.
< Rất nhiều diện tích đất vườn được người dân sử dụng chuyên canh rau mơ.
Theo người dân làng, rau mơ cho lá quanh năm, thu hoạch liên tục, giá bán hiện khoảng 35.000 - 40.000 đồng/kg. Mỗi ngày có hộ thu hoạch bán khoảng 7 - 8kg lá mơ, thu nhập cao gấp mấy lần so với cây lúa.
Do nhu cầu ngày càng cao, những năm gần đây nhiều hộ gia đình đã tận dụng đất vườn rộng chuyên trồng loại rau này. Dần dần cả làng chuyển sang chuyên canh rau mơ.
< Người dân thu hái rau mơ hàng ngày bỏ cho thương lái phương xa.
Không cần phân hóa học, thuốc trừ sâu, cây rau bám sâu vào lớp đất tơi xốp mà lên mươn mướt, tạo nên sắc thái riêng cho làng cổ Phong Nam. Rau mơ men theo con đường bê tông quanh co. Bạt ngàn rau mơ trong vườn. Nhà cách nhà cũng bởi hàng rào rau mơ...
Mơ xanh trên làng cổ Phong Nam
Không chỉ mang lại màu xanh bình dị cho làng cổ Phong Nam, rau mơ còn là vị thuốc quý trong bữa ăn người dân nơi đây. Bữa cơm mà không có đĩa rau sống kèm thêm vài lá mơ như thấy thiêu thiếu một cái gì đó.
< Hương vị rau mơ góp phần tạo nên các món ăn đặc sản.
Về Phong Nam, nếm thử rau mơ mới biết hương vị khá đặc biệt. Một cảm giác ngây ngất bởi sự nồng nồng, bùi bùi đan xen vị chua chua, ngòn ngọt, chan chát và thơm đến khó tả, khiến ta tưởng chừng tất cả hương vị thiên nhiên đồng nội đã được kết tinh, hòa quyện vào từng cọng rau.
Còn các món ăn đặc sản của xứ Đà thành như thịt heo hấp cuốn bánh tráng, thịt dê, gỏi cá... và cả món ăn vặt như bún đậu mắm tôm sẽ mất ngon nếu không được ăn kèm với rau mơ Phong Nam.
Giờ đến Phong Nam, dạo một vòng quanh làng, du khách dễ dàng bắt gặp nhiều nhà mái ngói, cao tầng rất đẹp mọc lên giữa những luống rau mơ xanh nõn nà, dài tít tắp. Thế mới hiểu vì sao, từ rất lâu rồi rau mơ đã nên duyên người dân làng nơi đây.
Làng Phong Nam thuộc xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, cách trung tâm TP Đà Nẵng khoảng 10km về phía Tây Nam. Trên bản đồ du lịch, làng Phong Nam được du khách biết đến với những công trình kiến trúc nhà cổ, miếu đình tồn tại cách đây hơn 100 năm, với những con đường làng yên vắng thanh bình như dẫn du khách về một hành trình quá khứ đầy hoài niệm. Nhưng trong chuyến thăm làng ngẫu hứng này, có lẽ ấn tượng nhất đối với chúng tôi là những vườn rau mơ.
< Rau mơ góp phần tạo nên vẻ đẹp bình dị cho làng cổ Phong Nam.
Con đường bê tông nhỏ đưa chúng tôi vào một đồng quê ngát xanh. Màu xanh lá mạ non, màu xanh thẫm núi rừng xa xa, rồi cả bầu trời xanh ngắt hút hút trong tầm mắt... Nhưng ngạc nhiên hơn là màu xanh mướt xen lẫn màu nâu tím nhạt của lá mơ mở ra trước mắt giữa trưa hè nắng nóng.
< Rau mơ men theo lối nhỏ đường bê tông vào làng.
Ngược dòng lịch sử, làng Phong Nam vốn là một trong những vùng đất được khai thác sớm từ thời Chăm. Đến thời Trần, Lê, những cư dân Đại Việt đầu tiên đặt chân lên vùng đất này sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước, các loại nông sản ngô, khoai, mè...
< Nhà cách nhà bởi hàng rào rau mơ.
Về sau, người dân nhanh chóng phát hiện sự thuận lợi của điều kiện tự nhiên. Làng nằm ven sông Cầu Đỏ, đất đai màu mỡ, ẩm ướt nên nhiều gia đình còn trồng thêm các loại rau, đặc biệt là mơ.
Ban đầu chỉ vài nhà trồng dùng để bổ sung nguồn thực phẩm, chế biến các món ăn trong gia đình. Thương lái ngang qua vùng, thấy vườn rau xanh mướt hỏi mua về phố hay mang đi các ngả chợ. Rồi nhà hàng, quán ăn ở Đà Nẵng, Quảng Nam nghe danh rau mơ làng cổ Phong Nam tìm đến mua, đặt hàng.
< Rất nhiều diện tích đất vườn được người dân sử dụng chuyên canh rau mơ.
Theo người dân làng, rau mơ cho lá quanh năm, thu hoạch liên tục, giá bán hiện khoảng 35.000 - 40.000 đồng/kg. Mỗi ngày có hộ thu hoạch bán khoảng 7 - 8kg lá mơ, thu nhập cao gấp mấy lần so với cây lúa.
Do nhu cầu ngày càng cao, những năm gần đây nhiều hộ gia đình đã tận dụng đất vườn rộng chuyên trồng loại rau này. Dần dần cả làng chuyển sang chuyên canh rau mơ.
Không cần phân hóa học, thuốc trừ sâu, cây rau bám sâu vào lớp đất tơi xốp mà lên mươn mướt, tạo nên sắc thái riêng cho làng cổ Phong Nam. Rau mơ men theo con đường bê tông quanh co. Bạt ngàn rau mơ trong vườn. Nhà cách nhà cũng bởi hàng rào rau mơ...
Mơ xanh trên làng cổ Phong Nam
Không chỉ mang lại màu xanh bình dị cho làng cổ Phong Nam, rau mơ còn là vị thuốc quý trong bữa ăn người dân nơi đây. Bữa cơm mà không có đĩa rau sống kèm thêm vài lá mơ như thấy thiêu thiếu một cái gì đó.
< Hương vị rau mơ góp phần tạo nên các món ăn đặc sản.
Về Phong Nam, nếm thử rau mơ mới biết hương vị khá đặc biệt. Một cảm giác ngây ngất bởi sự nồng nồng, bùi bùi đan xen vị chua chua, ngòn ngọt, chan chát và thơm đến khó tả, khiến ta tưởng chừng tất cả hương vị thiên nhiên đồng nội đã được kết tinh, hòa quyện vào từng cọng rau.
Còn các món ăn đặc sản của xứ Đà thành như thịt heo hấp cuốn bánh tráng, thịt dê, gỏi cá... và cả món ăn vặt như bún đậu mắm tôm sẽ mất ngon nếu không được ăn kèm với rau mơ Phong Nam.
Giờ đến Phong Nam, dạo một vòng quanh làng, du khách dễ dàng bắt gặp nhiều nhà mái ngói, cao tầng rất đẹp mọc lên giữa những luống rau mơ xanh nõn nà, dài tít tắp. Thế mới hiểu vì sao, từ rất lâu rồi rau mơ đã nên duyên người dân làng nơi đây.
Post a Comment